Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 33 Biến dạng của vật rắn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 33 Biến dạng của vật rắn - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vật nào dưới đây biến dạng kéo?

  • A. Trụ cầu.
  • B. Móng nhà.
  • C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
  • D. Cột nhà.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

  • A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
  • B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thi lực đàn hồi cũng càng lớn.
  • C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.
  • D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Câu 3: Vật nào dưới đây biến dạng nén?

  • A. Dây cáp của cầu treo.
  • B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
  • C. Chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.
  • D. Trụ cầu.

Câu 4: Chọn đáp án đúng.

  • A. Biến dạng kéo là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.
  • B. Biến dạng nén là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.
  • C. Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ của vật rắn.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Một lò xo có độ cứng k được treo vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là

  • A. $\frac{k}{mg}$
  • B. $\frac{mg}{k}$
  • C. $\frac{mk}{g}$
  • D. $\frac{g}{mk}$

Câu 6: Giới hạn đàn hồi của lò xo là

  • A. giá trị của ngoại lực tác dụng vào lò xo mà khi vượt qua giá trị ấy lò xo bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
  • B. giới hạn trong đó lò xo còn giữ được tính đàn hồi của nó.
  • C. giới hạn mà khi vượt qua nó lò xo không còn giữ được tính đàn hồi của lò xo nữa.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 7: Chọn đáp án đúng. Những vật nào sau đây có tính đàn hồi

  • A. dây cao su, lò xo, xăm xe đạp.
  • B. dây cao su, cốc thủy tinh, bóng cao su.
  • C. xăm xe đạp, ghế gỗ, cố thủy tinh.
  • D. bìa vở, ghế gỗ, cốc thủy tinh.

Câu 8: Vật cấu tạo từ chất nào sau đây sẽ không có tính đàn hồi?

  • A. Sắt.
  • B. Đồng.
  • C. Nhôm.
  • D. Đất sét.

Câu 9: Một lò xo có chiều dài l1 khi chịu lực kéo F1 và có chiều dài khi chịu lực kéo F2. Chiều dài tự nhiên của lò xo bằng

  • A. $\frac{F_{2}l_{1}+F_{1}l_{2}}{F_{1}+F_{2}}$
  • B. $\frac{F_{2}l_{1}-F_{1}l_{2}}{F_{2}-F_{1}}$
  • C. $\frac{F_{2}l_{1}-F_{1}l_{2}}{F_{1}+F_{2}}$
  • D. $\frac{F_{2}l_{1}+F_{1}l_{2}}{F_{1}-F_{2}}$

Câu 10: Chọn đáp án đúng.

  • A. Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
  • B. Khi lò xo bị biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.
  • C. Khi lò xo bị biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ dãn.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 11: Chọn đáp án đúng.

  • A. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  • B. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng nhiều hơn.
  • C. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng nhỏ hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  • D. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, độ biến dạng không phụ thuộc vào độ cứng của mỗi lò xo.

Câu 12: Lực đàn hồi nói chung và lực đàn hồi của lò xo nói riêng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống. Trong các vật dụng sau đây, vật dụng nào không ứng dụng lực đàn hồi?

  • A. Bút bi.
  • B. Xe máy.
  • C. Điều khiển từ xa dùng pin.
  • D. Nhiệt kế thủy ngân.

Câu 13: Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép nối tiếp hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

  • A. 20 N/m.
  • B. 24 N/m.
  • C. 100 N/m.
  • D. 2 400 N/m.

Câu 14: Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5 N thì lò xo dãn 8 cm. Độ cứng của lò xo là

  • A. 1,5 N/m.
  • B. 120 N/m.
  • C. 62,5 N/m.
  • D. 15 N/m.

Câu 15: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

  • A. 4 cm.
  • B. - 4 cm.
  • C. 44 cm.
  • D. 30 cm.

Câu 16: Hai người cầm hai đầu của một lực kế lò xo và kéo ngược chiều những lực bằng nhau, tổng độ lớn hai lực kéo là 100 N. Lực kế chỉ giá trị là

  • A. 50 N.
  • B. 100 N.
  • C. 0 N.
  • D. 25 N.

Câu 17: Một vật có khối lượng 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là 20 cm. Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài 18 cm. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Độ cứng của lò xo này là

  • A. 200 N/m.
  • B. 150 N/m.
  • C. 100 N/m.
  • D. 50 N/m.

Câu 18: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng lò xo A là 100 N/m. Khi kéo hai lò xo có cùng lực F thì lò xo A giãn 2 cm, lò xo B giãn 1 cm. Độ cứng lò xo B là:

  • A. 100 N/m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 300 N/m.
  • D. 10 N/m. 

Câu 19: Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 17,5 cm.
  • B. 13 cm.
  • C. 23 cm.
  • D. 18,5 cm.

Câu 20: Treo một vật có trọng lượng 2 N vào một lò xo, lò xo giãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng P vào lò xo thì nó dãn ra 80 mm. Độ cứng của lò xo và trọng lượng P lần lượt là:

  • A. k = 100 N/m; P = 20 N.
  • B. k = 150 N/m; P = 18 N.
  • C. k = 200 N/m; P = 16 N.
  • D. k = 300 N/m; P = 15 N.

Câu 21: Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép song song hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

  • A. 100 N/m.
  • B. 240 N/m.
  • C. 60 N/m.
  • D. 30 N/m.

Câu 22: Một lò xo có độ cứng 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới gắn với vật có khối lượng 1 kg. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo giãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc 1 m/s$^{2}$. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Quãng đường mà giá đỡ đi được kể từ khi bắt đầu chuyển động đến thời điểm vật rời khỏi giá đỡ và tốc độ của vật khi đó là?

  • A. 6 cm ; 32 cm/s.
  • B. 8 cm ; 42 cm/s.
  • C. 10 cm ; 36 cm/s.
  • D. 8 cm ; 30 cm/s.

Câu 23: Một vật có khối lượng 200 g được đặt lên đầu một lò xo có độ cứng 100 N/m theo phương thẳng đứng. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10 m/s$^{2}$. Chiều dài của lò xo lúc này là?

  • A. 22 cm.
  • B. 2 cm.
  • C. 18 cm.
  • D. 15 cm.

Câu 24: Một lò xo có đầu trên gắn cố định. Nếu treo vật nặng khối lượng 600 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 23 cm. Nếu treo vật nặng khối lượng 800 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 24 cm. Biết khi treo cả hai vật trên vào một đầu thì lò xo vẫn ở trong giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Độ cứng của lò xo là?

  • A. 200 N/m.
  • B. 100 N/m.
  • C. 150 N/m.
  • D. 250 N/m.

Câu 25: Một lò xo nằm ngang có chiều dài tự nhiên là 40 cm, khi bị nén lò xo dài 35 cm và lực đàn hồi khi đó bằng 2 N. Khi lực đàn hồi của lò xo bị nén là 5 N thì lò xo có chiều dài

  • A. 35 cm.
  • B. 32,5 cm.
  • C. 25 cm.
  • D. 27,5 cm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác