Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cánh tay đòn của lực là

  • A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  • C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
  • D. khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu 2: Ngẫu lực là hai lực song song,

  • A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
  • B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
  • C. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 3: Công thức tính moment lực đối với một trục quay

  • A. $M=F.d$
  • B. $M=\frac{F}{d}$
  • C. $M=\frac{d}{F}$
  • D. $M=F^{2}.d$

Câu 4: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là:

  • A. 100 N.m.
  • B. 2,0 N.m.
  • C. 0,5 N.m.
  • D. 1,0 N.m.

Câu 5: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng

  • A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
  • B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
  • C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
  • D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?

  • A. Lực có giá song song với trục quay.
  • B. Lực có giá cắt trục quay.
  • C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
  • D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 7: Đơn vị của moment lực là gì?

  • A. N/m
  • B. N.m$^{2}$
  • C. N$^{2}$.m
  • D. N.m

Câu 8: Quy tắc moment lực:

  • A. chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định.
  • B. chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định.
  • C. không dùng cho vật chuyển động quay.
  • D. dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 9: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  • A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
  • B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
  • C. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
  • D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

Câu 10: Moment lực đối với một trục quay là

  • A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
  • B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến.
  • C. cặp lực có tác dụng làm quay vật.
  • D. đại lượng đùng để xác định độ lớn của lực tác dụng.

Câu 11: Chọn câu sai.

  • A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
  • B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
  • C. Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
  • D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.

Câu 12: Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.

  • A. 10 N.
  • B. 10 N.m.
  • C. 11 N.
  • D. 11 N.m.

Câu 13: Dưới tác dụng của lực $\vec{F}$ như hình. Thanh AB có thể quay quanh điểm A. Cánh tay đòn của lực $\vec{F}$ trong trường hợp này là bao nhiêu? Biết AB = 5 cm.

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn

  • A. 5 cm
  • B. 4,33 cm
  • C. 2,5 cm
  • D. Một giá trị khác

Câu 14: Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng lượng 200 N, treo một vật có trọng lượng 450 N vào thanh như hình. Các lực $\vec{F_{1}},\vec{F_{2}}$ của thanh tác dụng lên hai điểm tựa có độ lớn lần lượt là

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn

  • A. 212 N; 438 N.
  • B. 325 N; 325 N.
  • C. 438 N; 212 N.
  • D. 487,5 N; 162,5 N.

Câu 15: Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg, thúng ngô nặng 20 kg. Đòn gánh có chiều dài 1,5 m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng, khi đó vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.
  • B. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.
  • C. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.
  • D. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.

Câu 16: Một người dùng chiếc búa dài 25 cm để nhổ một cây đinh đóng thẳng đứng ở một tấm gỗ. Biết lực tác dụng vào cây búa 180 N song song với mặt đất là có thể nhổ được cây đinh. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên cây đinh, biết trục quay tạm thời của búa cách đinh một khoảng 9 cm.

  • A. 500 N.
  • B. 400 N.
  • C. 200 N.
  • D. 100 N.

Câu 17: Một vật rắn chịu tác dụng của lực $\vec{F}$ quanh quanh một trục, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là d. Khi tăng lực tác dụng lên 6 lần và giảm d đi 2 lần thì momen của lực $\vec{F}$ tác dụng lên vật.

  • A. Không đổi.
  • B. Tăng hai lần.
  • C. Tăng ba lần.
  • D. Giảm ba lần.

Câu 18: Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20 cm, với F1 = 15 N và có hợp lực F = 25 N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?

  • A. F2 = 10 N, d2 = 12 cm.
  • B. F2 = 30 N, d2 = 22 cm.
  • C. F2 = 5 N, d2 = 10 cm.
  • D. F2 = 20 N, d2 = 2 cm.

Câu 19: Biết F1 = 25 N, F2 = 10N, F3 = 10 N. Moment của các lực trong hình vẽ: M(F1); M(F2); M(F3); đối với trục quay A lần lượt là 

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn

  • A. -8 N.m; 8,5 N.m; 0. 
  • B. -0,8 N.m; 8,5 N.m; 0.
  • C. 8 N.m; 8,5 N.m; 0.
  • D. 8,5 N.m; -8N.m; 0.

Câu 20: Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho $\frac{1}{4}$ chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 2 kg.
  • B. 6 kg.
  • C. 5 kg.
  • D. 4 kg.

Câu 21: Một đường ống đồng chất có trọng lượng 100 N, chiều dài L, tựa trên điểm tựa như hình vẽ. Khoảng cách x và phản lực FR của điểm tựa tác dụng lên đường ống là

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn

  • A. x = 0,69L; FR = 800 N. 
  • B. x = 0,69L; FR = 400 N. 
  • C. x = 0,6L; FR = 552 N.
  • D. x = 0,6L; FR = 248 N

Câu 22: Một dây phơi căng ngang tác dụng một lực T1 = 200 N lên cột. Lực căng T2 của dây chống là bao nhiêu? Biết $\alpha =30^{o}$.

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn

  • A. 300 N
  • B. 400 N
  • C. 500 N
  • D. 600 N

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác