Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 25 Động năng, thế năng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 25 Động năng, thế năng - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Công của lực thế có đặc điểm

  • A. không phụ thuộc vào độ lớn quãng đường, chỉ phụ thuộc và sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối.
  • B. phụ thuộc vào độ lớn quãng đường đi được.
  • C. không phụ thuộc vào sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối.
  • D. phụ thuộc vào vận tốc chuyển động.

Câu 2: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng trọng trường

  • A. luôn luôn có trị số dương.
  • B. tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng.
  • C. tỷ lệ với khối lượng của vật.
  • D. có thể âm, dương hoặc bằng không.

Câu 3: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

  • A. Động năng.
  • B. Cơ năng.
  • C. Thế năng.
  • D. Vận tốc.

Câu 4: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

  • A. Lực cùng hướng với vận tốc vật.
  • B. Lực vuông góc với vận tốc vật.
  • C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.
  • D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.

Câu 5: Thế năng trọng trường là đại lượng

  • A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  • B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  • C. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực.
  • D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 6: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

  • A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
  • B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
  • C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
  • D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.

Câu 7: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

  • A. tăng lên 2 lần.
  • B. tăng lên 8 lần.
  • C. giảm đi 2 lần.
  • D. giảm đi 8 lần.

Câu 8: Chọn câu sai:

  • A. Công thức tính động năng: $W_{d}=\frac{1}{2}m.v^{2}$
  • B. Đơn vị động năng là: kg.m/s$^{2}$
  • C. Đơn vị động năng là đơn vị công.
  • D. Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 9: Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động:

  • A. chuyển động thẳng đều.
  • B. chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.
  • C. chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
  • D. chuyển động tròn đều.

Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật

  • A. chuyển động thẳng đều.
  • B. chuyển động với gia tốc không đổi.
  • C. chuyển động tròn đều.
  • D. chuyển động cong đều.

Câu 11: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:

  • A. 1,2.10$^{5}$ J.
  • B. 2,4.10$^{5}$ J.
  • C. 1,2.10$^{4}$ J.
  • D. 2,4.10$^{4}$ J.

Câu 12: Có ba chiếc xe ô tô với khối lượng và vận tốc lần lượt là:

Xe A: m, v.

Xe B: $\frac{m}{2}$, 3v.

Xe C: 3m, $\frac{v}{2}$.

Thứ tự các xe theo thứ tự động năng tăng dần là

  • A. (A, B, C).
  • B. (B, C, A).
  • C. (C, A, B).
  • D. (C, B, A).

Câu 13: Một chiếc xe mô tô có khối lượng 220 kg đang chạy với tốc độ 14 m/s. Công cần thực hiện để tăng tốc xe lên tốc độ 19 m/s là bao nhiêu?

  • A. 18150 J.
  • B. 21560 J.
  • C. 39710 J.
  • D. 2750 J.

Câu 14: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s$^{2}$. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng

  • A. 0,4 m.
  • B. 0,8 m.
  • C. 0,6 m.
  • D. 2 m.

Câu 15: Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của nó bằng

  • A. 7 200 J.
  • B. 200 J.
  • C. 200 kJ.
  • D. 72 kJ.

Câu 16: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:

  • A. 0,32 m/s.
  • B. 36 km/h.
  • C. 36 m/s.
  • D. 10 km/h.

Câu 17: Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ khối lượng 200 kg từ mặt đất lên độ cao 1,5 m. Lấy gia tốc trọng trường là g = 9,8 m/s$^{2}$. Độ tăng thế năng của tạ là

  • A. 1962 J.
  • B. 2940 J.
  • C. 800 J.
  • D. 3000 J.

Câu 18: Từ độ cao 25 m một vật được ném lên thẳng đứng với độ lớn vận tốc ban đầu vo = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất là? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

  • A. 60 m.
  • B. 45 m.
  • C. 20 m.
  • D. 80 m.

Câu 19: Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc vo = 20 m/s. Xác định cơ năng của vật khi chuyển động?

  • A. 0 J.
  • B. 20 J.
  • C. 10 J.
  • D. 1 J.

Câu 20: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị $\frac{h}{v}$ gần giá trị nào sau đây nhất?

  • A. 2,0.
  • B. 2,5.
  • C. 3,0.
  • D. 3,5.

Câu 21: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức hà nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có một học viên có trọng lượng là 700 N chạy đều hết quãng đường 600 m trong 50 s. Động năng của học viên đó là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 2520 J
  • B. 5040 J
  • C. 420 J
  • D. 840 J

Câu 22: Cho một vật có khối lượng 500 g đang chuyển động với vận tốc đầu là 18 km/h. Khi chịu tác dụng của một lực F thì vật đạt vận tốc 36 km/h. Công của lực tác dụng là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 25 J
  • B. 6,25 J
  • C. 18,75 J
  • D. 31,25 J

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác