Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 kết nối bài 16: Định luật 3 Newton
Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối tri thức bài 16: Định luật 3 Newton. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nội dung chính trong bài:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
1. Lực tương tác giữa hai vật
2. Định luật 3 Newton
- Định luật 3 Newton được phát biểu như sau: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
$\vec{F_{AB}}=-\vec{F_{BA}}$
- Lưu ý: Đặc điểm của hai lực trực đối:
- Tác dụng cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau, có độ lớn bằng nhau.
- Điểm đặt lên 2 vật khác nhau.
=> Rút ra kết luận: Từ nhận xét trên chứng tỏ rằng, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA LỰC VÀ PHẢN LỰC
=> Kết luận: Lực và phản lực có các đặc điểm sau:
- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp, xuất hiện hoặc mất đi đồng thời.
- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau
- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.
Kiến thức mở rộng:
- Cặp lực trực đối cân bằng là cặp lực tác dụng vào 2 vật khác nhau, có cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều nhau.
- Cặp lực trực đối không cân bằng là cặp lực tác dụng vào 2 vật khác nhau, có cùng độ lớn và cùng chiều.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức vật lí 10 KNTT bài 16 Định luật 3 Newton, kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối bài 16: Định luật 3 Newton, Ôn tập vật lí 10 kết nối bài Định luật 3 Newton
Bình luận