Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 16: Định luật 3 newton (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 16: Định luật 3 newton (2 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- HS phát biểu được định luật 3 Newton và lấy được ví dụ minh họa.
- Biết áp dụng định luật 3 Newton để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
- Phát triển năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Tự lực – luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua các câu hỏi cá nhân và thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Biết được tác dụng trong tự nhiên luôn là tác dụng tương hỗ để giải thích các tình huống trong thực tế.
+ Vận dụng được định luật 3 Newton để giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Năng lực vật lí:
+ Mô tả được bằng ví dụ cụ thể về lực bằng nhau, lực không bằng nhau.
+ Phát biểu được định luật III Newton và minh họa được bằng ví dụ cụ thể.
- Phát triển phẩm chất
- Chăm chỉ: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm để xây dựng kiến thức bài mới.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy chiếu ( nếu có )
- Thiết bị để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
- Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Bước đầu giúp HS tiếp cận về sự tương tác giữa hai lực.
- Nội dung:
- Tổ chức cho HS thực hiện một hoạt động nhóm làm thí nghiệm đơn giản.
- Đưa ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- Sản phẩm học tập: HS thực hiện được thí nghiệm và đưa ra các câu trả lời đúng cho câu hỏi mà GV yêu cầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 3 ở phần mở đầu bài học: Móc hai lực kế vào nhau rồi kéo một trong hai lực kế như hình sau.
- a) Dự đoán xem chỉ số của hai lực kế giống nhau hay khác nhau.
- c) Nếu cả hai tiếp tục kéo về hai phía ngược nhau với độ lớn tăng lên thì số chỉ của hai lực kế sẽ thay đổi thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát số chỉ của lực kế rồi đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
TL:
- Số chỉ của hai lực kế giống nhau.
- Nếu cả hai tiếp tục kéo về hai phía ngược nhau với độ lớn tăng lên thì số chỉ của hai lực kế sẽ tăng lên nhưng các số chỉ đó vẫn bằng nhau (chú ý tới giới hạn đo của lực kế)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS và làm thí nghiệm để kiểm tra kết quả.
- Sau đó nhận xét câu trả lời của HS và đặt vấn đề: Như vậy trong cả 2 trường hợp, số chỉ của lực kế luôn như nhau. Vậy thì liệu có phải khi vật A tác dụng một lực lên vật B thì ngược lại vật B cũng tác dụng lại vật A một lực bằng như thế?Bài học hôm nay, ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề này Bài 16. Định luật 3 Newton.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Định luật 3 Newton
- Mục tiêu: HS nhận biết được lực tương tác giữa hai vật. Từ đó phát biểu được định luật 3 Newton.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm.
- Sản phẩm học tập: Kết quả của thí nghiệm thực hành và kết luận được rút ra.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Tìm hiểu lực tương tác giữa hai vật. - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm được mô tả ở hình 16.1 hoặc thực hiện 2 thí nghiệm ở hình 16.1. nếu tiến hành làm thí nghiệm thực hành thì GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tiến hành làm 1 thí nghiệm. - Sau đó, GV cho HS thảo luận rồi rút ra nhận xét để làm sáng tỏ ý kiến sau: + Lực không tồn tại riêng lẻ. + Các lực hút hoặc đẩy xuất hiện thành từng cặp giữa các vật. b. Tìm hiểu định luật 3 Newton. - GV yêu cầu HS dựa vào nhận xét được rút ra từ hai thí nghiệm ở mục 1 và theo dõi SGK, phát biểu định luật 3 Newton - GV lưu ý cho HS về đạc điểm của 2 lực trực đối. *Nếu nhà trường có trang bị bộ thí nghiệm đệm khí, GV tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm để kiểm nghiệm lịa định luật 3 Newton như sau: (1) Dụng cụ thí nghiệm: + Hai xe trượt có khối lượng M= 200g. + Một máng trượt đệm khí với các lỗ nhỏ thổi không khí nhằm giảm tối đa ma sát khi xe di chuyển trên máng trượt. + Bộ đếm thời gian gồm: 1 đồng hồ điện tử, hai cổng quang điện và 2 tấm chắn sáng dài 10cm. + Lò xo hoặc cung có gắn dây chun căng trên một khung hình chữ U để tạo lực tương tác giữa hai vật trượt, các phụ kiện, dây nối điện. (2) Tiến hành thí nghiệm: + Nối bơm khí với băng đệm khí. + Nối 2 cổng quang với đồng hồ đo thời gian hiện số. + Đặt hai cổng quang điện cách nhau 0,5m. + Gắn tấm chắn sáng lên 2 vật trượt. + Cân 2 vật trượt và phụ kiện rồi điền vào bảng số liệu. + Lắp vào đầu một xe dây cung có gắn sợi dây chun. + Lắp vào đầu vật trượt A lò xo hoặc cung có gắn dây chun. Đặt vật trượt sát nhau giữa 2 cổng quang điện. nén lò xo lại bằng cách buộc sợi chỉ vào 2 vật trượt. + Đốt sợi chỉ để 2 xe tương tác với nhau, 2 xe bật về 2 phía ngược nhau, đi qua 2 cổng quang điện. + Ghi lại thời gian của 2 xe khi đi qua 2 cổng quang điện. + So sánh lực mà 2 xe tác dụng vào nhau. + Tăng khối lượng của 1 xe lên 300g bằng cách lắp thêm vật nặng 100g, lặp lại thí nghiệm. (3) Kết quả thí nghiệm: Lưu ý: Để thực hiện thí nghiệm thành công: + Cần đặt băng đệm khí nằm ngang, có thể sử dụng thước thăng bằng hoặc đặt vật trượt trên băng đệm khí và điều chỉnh băng đệm khí bằng vít điều chỉnh dưới băng. + Điều chỉnh cổng quang điện sao cho tấm chắn sáng gắn trên vật trượt chắn được tia hồng ngoại khoảng giữa 2 cực của cổng quang điện + Đặt chế độ đồng hồ đo thời gian vật chắn cổng quang điện. + Khi đốt sợi dây buộc 2 xe, cần nhẹ nhàng không để tác dụng lực vào 2 xe. + Sợi dây đàn hồi sau khi tiến hành nhiều lần thí nghiệm có thể bị giãn, nên có thể thay mới sợi dây khác. - Sau đó, GV phân tích và đưa ra kết luận: Phân tích: Ta có: => = = Trong đó: Khi cắt sợi chỉ lò xo gắn trên vật A sẽ tác dụng vào vật B một lực , đồng thời vật B cũng tác dụng lại vật A một lực . là thời gian tấm chắn sáng chắn vật A, B chắn cổng quang điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS ghi chép nội dung chính vào vở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 bạn trình bày câu trả lời. - HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS cũng như hộng động làm thí nghiệm. Chính xác hóa và phát biểu định luật 3 Newton rồi chuyển sang nội dung mới. | I. Định luật 3 Newton. 1. Lực tương tác giữa hai vật. Trả lời: 1. Lực làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực tương tác giữa thanh sắt và nam châm: cụ thể là lực hút của thanh sắt. 2. Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị đẩy di chuyển về phía bên trái, xe 2 bị đẩy di chuyển về phía bên phải. - Ở thí nghiệm 16.1a, ta thấy khi nam châm tác dụng lực hút lên sắt thì nam châm cũng bị sắt tác dụng lại một lực hút và kéo nam châm lại gần phía sắt. - Ở thí nghiệm 16.1b, ta thấy lò xo khi chịu tác dụng của lực nén do 2 xe bị buộc bởi sợi dây thì nó đồng thời tác dụng lực đẩy lên 2 xe, làm chúng di chuyển về hai phía khác nhau khi sợi dây bị đốt. 2. Định luật 3 Newton Định luật 3 Newton được phát biểu như sau: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
*Sau khi HS tiến hành làm thí nghiệm với thiết bị là bộ đệm khí thì có nhận xét: Sau khi tiến hành thí nghiệm, ta thấy: + Tỉ số + 2 xe chuyển động về 2 phía ngược nhau. => Rút ra kết luận: Từ nhận xét trên chứng tỏ rằng, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án