Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (3 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (3 tiết)sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 34: KHỐI LƯỢNG RIÊNG. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được khái niệm và hiểu được ý nghĩa của khối lượng riêng của một chất.
- Nêu được định nghĩa áp lực, áp suất.
- Thành lập và vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng =
- Thành lập và vận dụng được phương trình cơ bản của thủy tĩnh học =.
- Đề xuất thiết kế và thực hiện được thí nghiệm minh họa cho phương trình cơ bản của thủy tính học.
- Phát triển năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân cũng như các nhiệm vụ đặt ra cho các nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu bài học, tiếp thu sự góp ý của bạn và GV để hoàn thiện kiến thức về khối lượng riêng, áp suất chất lỏng.
- Năng lực vật lí:
- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của khối lượng riêng của một chất; khái niệm áp lực, áp suất.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, phương trình cơ bản của thủy tĩnh học.
- Thực hiện được thí nghiệm minh họa phương trình cơ bản của thủy tĩnh học.
- Phát triển phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh liên quan đến bài học trong SGK.
- Dụng cụ để làm các thí nghiệm ở các hình 34.3, 34.6, 34.8 SGK và hoạt động trải nghiệm.
- Nhắc HS ôn lại những kiến thức về áp suất của chất rắn, chất lỏng và đặc điểm của sự truyền áp suất của chất lỏng.
- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
- Đối với học sinh: SGK, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS đã được học về khối lượng riêng, lực chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng, áp suất tác dụng vào chất lỏng được chất lỏng truyền đi theo mọi phương ở cấp THCS, nên các em có thể đã có những ý niệm ban đầu về áp suất chất lỏng cũng như mối quan hệ giữa khối lượng riêng của chất lỏng với áp suất. Phần khởi động này giúp HS biết được những hiểu biết ban đầu còn chưa đầy đủ và chính xác của HS về những nội dung sẽ học trong bài học để vừa có thể thu hút HS quan tâm đến bài mới, vừa có thể tìm được cách dạy hiệu quả bài này.
- Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học, bộc lộ ý nghĩ ban đầu của mình về áp suất chất lỏng cũng như mối quan hệ giữa nó và khối lượng riêng.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi mở đầu bài học.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học trong SGK: Khối lượng riêng của một chất lỏng và áp suất của chất lỏng có mối quan hệ như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức đã được học ở cấp THCS thảo luận với bạn học để đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
TL:
Áp suất của chất lỏng được tính bằng công thức: p = + ρ.g.h
Trong đó:
+ p là áp suất chất lỏng (N/).
+ là áp suất khí quyển (N/).
+ ρ là khối lượng riêng của chất lỏng (kg/).
+ g là gia tốc trọng trường (m/).).
+ h là độ sâu của điểm ta xét so với mặt thoáng của chất lỏng (m).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời và nhận xét.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở cấp THCS, trong chương trình môn KHTN lớp 8, môn vật lí, các em đã được học về khối lượng riêng, áp suất chất lỏng, lực đẩy Archimedes. Đến bài hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn những nội dung này . Chúng ta đi vào bài học bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS ôn lại về khối lượng riêng.
- Mục tiêu: Để tránh việc chỉ nhắc lại những nội dung về khối lượng riêng đã học ở THCS, gây nhàm chán cho HS, bài này có đề cập một số nội dung mới liên quan đến khối lượng riêng để HS tìm hiều.
- Nội dung:
- GV cho ôn tập nhanh về định nghĩa và đơn vị khối lượng riêng.
- Tập trung vào việc tổ chức để HS thảo luận trên lớp về các câu hỏi và phương án đo khối lượng riêng dựa trên định luật Archimedes.
- Tổ chức để HS xác định khối lượng riêng của một vật rắn bất kì có thể chìm trong nước.
- Sản phẩm học tập:
- HS trả lời được các câu hỏi mà GV yêu cầu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại: Khái niệm, công thức tính và đơn vị của khối lượng riêng. - GV cho HS quan sát bảng 34.2 - Sau đó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 trang 131 SGK. CH1. Tại sao khối lượng riêng của một chất lại hụ thuộc vào nhiệt độ ? CH2. Một hợp kim đồng và bạc có khối lượng riêng là 10,3g/. Tính khối lượng của bạc và đồng có trong 100g hợp kim. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/, của bạc là 10,4 g/. - GV tổ chức cho HS thiết kế phương án và tiến hành làm thí nghiệm: Xác định khối lượng riêng của một vật rắn là viên đá dựa vào định luật Archimedes bằng lực kế. - GV cho HS tìm hiểu thêm bảng 34.1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại kiến thức đã được học, suy nghĩ đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - Riêng phần thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm, HS có thể đưa ra nhiều phương án, GV lựa chọn phương án khả thi nhất để cho HS thực hiện. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận chuẩn kiến thức rồi chuyển sang nội dung mới. | I. Khối lượng riêng. Trả lời: - Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Công thức: (34.1) Trong đó: : là khối lượng riêng (kg/ m: khối luọng (kg) V: Thể tích ( CH1. + Khối lượng riêng được tính bằng thương số giữa khối lượng và thể tích. + Khối lượng luôn không thay đổi. + Thể tích tăng (giảm) khi nhiệt độ tăng (giảm). => Do đó, khối lượng riêng của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ. CH2. Gọi lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của bạc. Gọi lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của đồng. Ta có : + = 10.3 (1) + = 1 => = 1 => = 1 (2) Từ (1) => = 10.3 - Thay vào (2) ta suy ra: 91,67 - 8,9 + 10,4 = 92,56 => 1,5 =0,89 => =0,59 => = 9,71 Như vậy trong 10,3g hỗn hợp thì có 0,89g đồng và 9,71g bạc. => Trong 100g hỗn hợp sẽ có 5,73g đồng và 94,27g bạc. - HS tiến hành thiết kế phương án và làm thí nghiệm: + Dùng lực kế để đo lực của viên đá tác dụng lên lực kế khi viên đá ở ngoài không khí. Từ đó xác định được trọng lượng P, suy ra được khối lượng của viên đá. + Dùng lực kế để đo lực của viên đá tác dụng lên lực kế khi viên đá chìm trong nước để xác định độ lớn của lực đẩy Archimedes: = (với là khối lượng riêng của nước). Từ đó suy ra được thể tích của viên đá. + Biết m và V , tính được . |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác