Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 28: Động lượng (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 28: Động lượng (2 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG V. ĐỘNG LƯỢNG

BÀI 28: ĐỘNG LƯỢNG (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa của động lượng và nêu được ý nghĩa vật lí của đại lượng đó.

- Phát biểu và viết được công thức liên hệ giữa lực tác dụng lên vật và tốc độ biến thiên của động lượng (thường được gọi là dạng thứ 2 của định luật II Newton).

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

- Năng lực vật lí:

  • Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.
  • Phát biểu được mối liên hệ giữa lực tác dụng lên vật và tốc độ biến thiên của động lượng.
  • Viết được công thức liên hệ giữa lực tác dụng lên vật và tốc độ biến thiên của động lượng.
  1. Phát triển phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh vẽ các hình a và b ở phần mở đầu bài học trong SGK.
  • Thiết bị để thực hiện thí nghiệm ở hình 33.2 SGK.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)
  1. Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Thông qua những tìm hiểu những ví dụ thực tế để HS bước đầu nhận thấy có mối liên quan giữa khối lượng và vận tốc.

  1. Nội dung: GV cùng HS quan sát và phân tích hình ảnh ở đầu bài học trong SGK
  2. Sản phẩm học tập: HS hiểu được tác dụng truyền chuyển động giữa các vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh mở đầu bài học trong SGK:

Rồi yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Hình a: Xe tải và xe con đang chạy cạnh nhau với cùng vận tốc. Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng, xe nào muốn dừng lại cần phải có một lực hãm lớn hơn? Tại sao?

- Hình b: Cầu thủ đá bóng sút phạt 11 m. Thủ môn khó bắt bóng hơn khi bóng bay tới có tốc độ lớn hay nhỏ? Tại sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận với bạn ngồi bên để đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

TL:

- Hình a: Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng, xe tải muốn dừng lại cần phải có một lực hãm lớn hơn vì khối lượng của xe tải lớn hơn xe con.

- Hình b: Thủ môn khó bắt bóng hơn khi bóng bay tới có tốc độ lớn. Vì khi tốc độ của quả bóng càng lớn thì thời gian để thủ môn đưa ra phản ứng càng ngắn. Hơn nữa, khi tốc độ của quả bóng càng lớn thì khả năng truyền chuyển động càng lớn. Vậy nên thủ môn rất khó đẩy được quả bóng ra ngoài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở đầu chương trình chúng ta đã học vận tốc là đại lượng đặc trưng cho chuyển động về mặt động học. Nhưng khi nghiên cứu quá trình truyền chuyển động giữa các vật thông qua lực tương tác, thì nếu xét riêng đại lượng  là không đủ. Vậy ta cần phải đi xét những đại lượng nào thì bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 27. Động lượng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa của động lượng và hình thành khái niệm động lượng .

  1. Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm nhỏ để HS tìm hiểu ý nghĩa của động lượng. Dựa trên kết quả quan sát và thảo luận ở thí nghiệm để HS hình thành khái niệm động lượng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm 1,2 như trong SGK, đặt các câu hỏi định hướng để HS nêu được ý nghĩa của động lượng, hình thành khái niệm động lượng và công thức tính động lượng.
  3. Sản phẩm học tập:

- Nêu được ý nghĩa của động lượng.

- Nêu được khái niệm động lượng.

- Viết được công thức tính động lượng.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm 1,2 như trong SGK.

Lưu ý: về viên bi C: Có thể dùng viên bi hoặc mẩu gỗ bằng cỡ bao diêm cũng được.

+ GV chuẩn bị trước dụng cụ thí nghiệm.

+ Chia lớp thành 2 nhóm lớn, phát cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ để làm thí nghiệm.

+ Cách tiến hành: giống như hướng dẫn trong SGK.

- GV cho HS thảo luận các câu hỏi :

CH1. Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc có giống nhau không? Viên bi nào đẩy viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?

CH2. Trong thí nghiệm 2, ứng với độ dốc nào thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với bi C? Ở trường hợp nào, viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?

- GV đặt câu hỏi: Sau 2 thí nghiệm trên, em rút ra được điều gì?

- GV yêu cầu HS phát biểu khái niệm động lượng của vật.

- GV đưa ra nhận xét: Như vậy, động lượng của vật sẽ liên quan đến khối lượng và vận tốc chuyển động của vật. Sau đó đưa ra công thức tính động lượng của vật 28.1.

- GV đặt câu hỏi:

a. Theo em ngoài đơn vị là kg.m/s thì động lượng còn có đơn vị nào khác?

b. Từ công thức 28.1, em có nhận xét gì về đặc điểm của động lượng?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần câu hỏi và câu 3 phần luyện tập mục này.

CH2.

a. Động lượng của xe tải hay ô tô trong hình đầu bài là lớn hơn?

b. Trong trường hợp sút phạt 11m, tại sao thủ môn khó bắt bóng hơn nếu bóng có động lượng tăng?

Câu 3. Tính độ lớn của động lượng trong các trường hợp sau :

a. Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h

b. Một hòn đá khối lượng 500g chuyển động với tốc độ 10m/s.

c. Một electron chuyển động với tốc độ 2.  m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.  kg.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, tiếp nhận câu hỏi từ GV, suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận chuẩn kiến thức rồi chuyển sang nội dung mới.

I. ĐỘNG LƯỢNG

Trả lời:

CH1:

Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc không giống nhau: Vì viên bi B có khối lượng lớn hơn nên có động năng lớn hơn ⇒ truyền năng lượng cho viên bi C nhiều hơn ⇒ làm viên bi C lăn xa hơn. Như vậy viên bi B đẩy viên bi C lăn xa hơn. 

CH2.

Trong thí nghiệm 2, khi ta tăng độ dốc của máng trượt thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với viên bi C, làm cho viên bi C lăn xa hơn. Vì khi viên bi A ở độ dốc lớn hơn sẽ có năng lượng (thế năng hấp dẫn) lớn hơn. Khi chuyển động xuống chân dốc, thế năng hấp dẫn này chuyển hóa thành động năng truyền cho viên bi C làm cho nó lăn xa hơn.

- Sau 2 thí nghiệm trên, ta thấy vật có khối lượng và vận tốc càng lớn thì sự truyền chuyển động trong tương tác với các vật khác càng mạnh.

- Khái niệm động lượng: Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác gọi là động lượng của vật.

- Động lượng của vật được xác định như sau:

 (28.1)

Trong đó:

m: khối lượng của vật (kg)

  là vận tốc của vật (m/s)

 là động lượng của vật (kg.m/s)

Trả lời:

a. Xét về độ lớn, ta có:

p=m.v=

Với: P: là trọng lượng của vật (N)

g: là gia tốc (m/)

v: là vận tốc (m/s)

=> Đơn vị của p sẽ là:

 m/s=.

Vậy, ngoài đơn vị kg.m/s thì động lượng còn có đơn vị khác là N.s.

b. Từ công thức 28.1, ta thấy:

+ Động lượng là một đại lượng vectơ có hướng.

+ Hướng của vectơ động lượng cùng hướng với vận tốc của vật.

CH2.

a) Động lượng của xe tải lớn hơn vì xe tải có khối lượng lớn hơn.

b) Trong trường hợp sút phạt 11 m, khi động lượng của quả bóng tăng thì vận tốc của quả bóng cũng tăng. Vì quả bóng bay tới rất nhanh nên thủ môn sẽ có ít thời gian để đưa ra phản ứng do đó sẽ khó đoán đúng hướng bóng và khó bắt bóng hơn.

Câu 3.

a) Đổi 3 tấn = 3000 kg; 72 km/h = 20 m/s

Độ lớn động lượng của xe bus là:

= 3000.20

                 = 60 000 (kg.m/s)

b) Đổi 500 g = 0,5 kg

Độ lớn động lượng của hòn đá là:

 = 0,5.10 = 5 kg.m/s

c) Độ lớn động lượng của electron là:

= 2 . 107 . 9,1.  = 18,2 .  kg.m/s

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác