Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 19: Lực cản và lực nâng (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 19: Lực cản và lực nâng (2 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả được bằng các ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ: lực cản khi một vật chuyển động trong nước (hoặc không khí); lực nâng (đẩy lên trên) của nước.
- Thảo luận để nêu lên được kết luận độ lớn của lực cản phụ thuộc những yếu tố nào.
- Phân biệt được lực đẩy Archimedes với lực nâng mà chất lưu tác dụng lên vật chuyển động.
- Phát triển năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Tích cực tìm tòi, khám phá kiến thức, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra khi tìm hiểu về lực cản và lực nâng của chất lưu.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Biết áp dụng kiến thức về lực cản và lực nâng của chất lưu vào giải bài tập và giải thích được 1 số hiện tượng thực tiễn liên quan.
+ Từ những kiến thức học được, biết cách vận dụng lực cản, lực nâng vào bổ trợ những tình huống trong đời sống.
- Năng lực vật lí: Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được lực cản và lực nâng.
- Phát triển phẩm chất
- Chăm chỉ: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng kiến thức bài mới.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy chiếu ( nếu có )
- Một vài đồ vật giúp HS trải nghiệm về lực cản của không khí.
- Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS tiếp cận nội dung bài học.
- Nội dung: GV đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ đến cách giải quyết.
- Sản phẩm học tập: HS có động lực, kích thích sự tò mò để tìm câu giải đáp cho tình huống có vấn đề mà GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát 2 ô tô A và B có khối lượng như nhau, sử dụng cùng loại động cơ. Vấn đề đặt ra: Khi cho hai ô tô này chạy thử nghiệm trên cùng quãng đường 100 km, với cùng tốc độ 72 km/h, các kĩ sư thấy rằng ô tô A tiêu thụ ít nhiên liệu hơn nhiều so với ô tô B. Câu hỏi: Vì sao khi chúng chạy với cùng một tốc độ như nhau thì xe B lại tiêu thụ ít xăng hơn xe A?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình vẽ rồi đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
TL: Theo em,tuy 2 ô tô này có cùng khối lượng, sử dụng cùng động cơ, chạy với cùng một tốc độ như nhau nhưng xe B lại tiêu thụ ít xăng hơn xe A là do hình dạng của 2 xe khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS.
- Sau đó dẫn dắt vào bài mới: Như vậy, trong những điều kiện như nhau thì ta thấy hình dạng của 2 chiếc xe là yếu tố quyết định đến lượng nhiên liệu mà 2 xe tiêu thụ. Tại sao hình dạng của xe lại ảnh hưởng đến lượng nhiên liệu mà xe tiêu thụ? Nguyên nhân sâu xa là gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ trong bài hôm nay Bài 19. Lực cản và lực nâng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Lực cản của chất lưu.
- Mục tiêu: HS nhận biết lực cản và các các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực cản.
- Nội dung: GV và HS tương tác với nhau theo phương pháp hỏi đáp.
- Sản phẩm học tập:
- Nêu được lực cản là gì, độ lớn lực cản phụ thuộc vào những yếu tố nào.
- Biểu diễn được bằng hình vẽ lực cản của một vật khi chuyển động trong chất lưu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực cản. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cung cấp thông tin về bài học: Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu lực cản và lực nâng trong phạm vi chất lưu, tức là trong môi trường chất lỏng và chất khí. - GV chiếu hình 19.1. Ví dụ về lực cản của chất lưu cho HS quan sát. Sau đó đưa ra kiến thức mới: “Mọi vật chuyển động trong chất lưu luôn chịu tác dụng bởi lực cản của chất lưu”. Câu hỏi đặt ra: Em có nhận xét gì về hướng của chuyển động và hướng của lực cản? Ý nghĩa của lực cản? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần hoạt động: a. Bằng cảm nhận trực giác của mình, em thử đoán xem độ lớn của lực cản phụ thuộc vào những yếu tố nào ? b. Em hãy tìm những thí nghiệm để chứng minh cho những dự đoán của em. Gợi ý: Sau khi HS trả lời câu a, GV hỗ trợ HS trả lời câu b. + GV gợi ý HS tiến hành thí nghiệm để trả lời câu b: Đứng cách tường khoảng 2m, lần lượt ném 2 tờ giấy giống hệt nhau, một được vo tròn, một được để phẳng rồi quan sát kết quả. + GV đặt câu hỏi: Khi đi xe đạp chậm và khi đi xe đạp nhanh thì trong trường hợp nào em cảm thấy lực cản của không khí là lớn hơn? - GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi phần câu hỏi, mục này. Em hãy đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi mở đầu bài học bằng cách trả lời câu hỏi 1. Câu hỏi 1: Trong hình ở phần đầu bài học, ô tô nào chịu lực cản nhỏ hơn? Câu hỏi 2: Nêu thêm một số ví dụ chứng tỏ lực cản của không khí liên quan đến hình dạng và tốc độ của vật. - GV đưa ra kiến thức mở rộng. - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi phần hoạt động 2: “Quan sát hình 19.2 để thảo luận và làm sáng tỏ về lực cản của nước phụ thuộc vào hình dạng của các vật chuyển động trong nước như thế nào ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý nghe giảng và theo dõi SGK để trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu. - HS ghi chép nội dung chính vào vở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 bạn trình bày câu trả lời cho mỗi câu hỏi. - HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS => Đưa ra kết luận về yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực cản; rồi chuyển sang nội dung mới. | 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực cản. Trả lời: - Hướng của lực cản ngược với hướng của chuyển động. - Lực cản sẽ cản trở chuyển động của vật. HD1. a. Theo em, độ lớn của lực cản phụ thuộc vào hình dạng (diện tích tiếp xúc) và tốc độ của vật. b. Thí nghiệm: + Đứng cách tường khoảng 2m, cầm 1 tờ giấy ném về phía bức tường, sẽ không thể ném được tới tường. Sau đó thì vo tờ giấy lại thì dễ dàng ném tới tường. => Tờ giấy vo tròn chuyển động được xa hơn tờ giấy để phẳng, do tờ giấy để phẳng có diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí lớn hơn. + Trong trường hợp khi đi xe đạp nhanh em cảm thấy lực cản của không khí là lớn hơn. CH1: Ô tô A hình khí động học thuôn hơn, sẽ giảm được lực cản nhiều hơn. Do vậy ô tô A tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. CH2: Tìm thêm ví dụ về lực cản: + Nếu chạy xe máy với tốc độ 50km/h thì bị gió tạt vào mặt làm rát mặt, còn nếu chạy 30km/h thì không có cảm giác gió tạt vào mặt. + Khi chơi thả diều, với cùng khối lượng, con diều có mũi nhọn hơn thì sẽ bay được cao hơn và nhanh hơn. *Mở rộng: Vật có hình dạng con thoi được gọi là hình khí động học. Vật có hình dạng như vậy thì sẽ chịu lực cản nhỏ. HD2: Tất cả 4 hình ảnh đều có dạng thuôn, phần đầu thon, nhỏ là dạng hình khí động học nên khi chuyển động trong nước sẽ làm giảm lực cản của nước đáng kể lên vật, giúp vật chuyển động với tốc độ nhanh hơn. => Kết luận: Lực cản của chất lưu (không khí, nước) phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án