Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lý (1 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lý (1 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 2: CÁC QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH VẬT LÝ (1 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được các thông số trên một số thiết bị thí nghiệm vật lý.
  • Nhận biết được các biển báo trong phòng thí nghiệm vật lý.
  • Nắm được các quy tắc an toàn cũng như những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm vật lý.
  • Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm vật lý.
  1. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu về vấn đề an toàn cũng như các biển cảnh báo trong phòng thực hành thí nghiệm vật lý.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết được đặc điểm tính chất của các thiết bị thí nghiệm ở phòng thực hành để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết khi gặp sự cố.

- Năng lực vật lí:

  • Thực hiện được việc đọc các thông số kỹ thuật có trên dụng cụ để có thể thao tác an toàn.
  • Biết được các nguy cơ mất an toàn từ việc sử dụng các dụng cụ làm thí nghiệm.
  • Vận dụng được kiến thức để thực hiện an toàn trong phòng thực hành vật lý.
  1. Phát triển phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Video về vấn đề an toàn tại phòng thí nghiệm tại các trường học.

- Các hình ảnh về dụng cụ thí nghiệm cần sử dụng trong bài như: biến áp, đồng hồ đo điện đa năng, vôn kế, ampe kế.

- Hình ảnh về các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. Hình ảnh về các biển báo cảnh báo nguy hiểm trong phòng thí nghiệm vật lý. Hình ảnh về thí nghiệm vật lý có nguy cơ mất an toàn.

Máy chiếu ( nếu có ).

  1. Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Từ một số ví dụ thực tế giúp HS hình dung được những nguy cơ mất an toàn trong phòng thực hành.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, cho HS xem video về an toàn tại phòng thí nghiệm tại các trường học. Từ đó giúp HS rút ra được kinh nghiệm cũng như giải pháp đảm bảo an toàn.
  4. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS biết cách đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thực hành ở phòng thí nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video: https://www.youtube.com/watch?v=ugWKW7VfR1w

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú xem video thấy được tình trạng của một số trường hiện nay.

Bước 3, 4: GV dẫn dắt vào bài mới

- “ Như các em đã biết, hiện nay, việc tổ chức thực hành trong phòng thí nghiệm khá phổ biến ở các trường. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn trong quá trình thí nghiệm. Điều này thực sự nguy hiểm đối với học sinh. Vậy khi thực hành trong phòng thí nghiệm cần lưu ý những vấn đề gì và cần tuân thủ những quy tắc gì để đảm bảo an toàn cho HS. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 2. Các quy tắc an toàn trong bài thực hành vật lý ”.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

  1. Mục tiêu: Qua việc cho HS quan sát hình ảnh và mô tả các thông số có ghi trên các thiết bị để HS thảo luận tìm ra những nguy cơ gây mất an tòan trong phòng thực hành.
  2. Nội dung:

- GV cho HS tìm hiểu nội dung mục 1 trong phần I, Quan sát hình ảnh và thảo luận câu hỏi trong phần thảo luận trang 12.

-  HS quan sát hình ảnh, thảo luận và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Thông qua việc quan sát, tìm hiểu các thông số kỹ thuật cũng như chức năng của thiết bị, HS biết được những nguy cơ mất an toàn trong phòng thực hành.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

+ Tổ 1,2: Nhóm 1: Thực hiện nhiệm vụ 1.

+ Tổ 3,4: Nhóm 2: Thực hiện nhiệm vụ 2,3.

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về việc sử dụng các thiết bị điện.

- GV chiếu hình ảnh 2.1 kết hợp với bảng 2.1 yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong mục 1 trong phần I, thảo luận câu hỏi trong phần thảo luận.

 CH:

1.                 Chức năng của hai thiết bị là gì, chúng giống hay khác nhau?

2.                 Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào bao nhiêu?

3.                 Các hiệu điện thế đầu ra như thế nào?

4.                 Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị chuyển đổi điện áp này.

Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu về việc sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

- GV chiếu hình ảnh 2.2 và yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong phần thảo luận.

CH: Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.2 và cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Trong khí tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý đến điều gì?

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về việc sử dụng các thiết bị quang học

- GV chiếu hình 2.3, cho HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi: Cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú quan sát hình ảnh GV trình chiếu ( hoặc trong SGK), thảo luận tìm câu trả lời cho câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 bạn của nhóm 1 trình bày câu trả lời ở nhiệm vụ 1, 1 bạn ở nhóm 2 trình bày câu trả lời ở nhiệm vụ 2, 3.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

1. Sử dụng các thiết bị điện

Trả lời:

1.     Hình a:

- Máy biến áp có chức năng biến đổi điện áp đầu AC vào ( thường dùng điện áp 220V, được ghi ở mặt sau của máy) thành nguồn điện AC hoặc DC có điện áp có thể thay đổi từ 3V đến 24V ->Giúp chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) đúng với giá trị mong muốn.

Hình b : 

- Bộ chuyển đổi điện giúp chuyển đổi điện áp AC đầu vào từ 220-240V thành điện áp AC 12V ở đầu ra.

2.                 Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào: 220-240V

3.                    Các hiệu điện thế đầu ra: 12V với cường độ dòng điện là 1670 mA

4.                    Những nguy cơ: Khi sử dụng thiết bị , nếu điện áp đầu vào quá cao sẽ gây chập cháy, hư hỏng thiết bị.

 

 

 

 

2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

Trả lời:

-  Thiết bị thí nghiệm trong hình2.2 được làm bằng thủy tinh dễ nứt vỡ.

-  Khi tiến hành thí nghiệm cần kiểm tra xem thiết bị có bị nứt, vỡ không.

-  Với đèn cồn cần tránh làm đổ, vỡ và gây cháy.

- Tránh để bình cạn nước, nhiệt độ cao có thể làm nứt vỡ các dụng cụ.

 

 

 

 

 

 

3. Sử dụng các thiết bị quang học

 Trả lời:

- Các thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.3 này rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ, và dễ bám bụi bẩn.

-  Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến: Cầm dụng cụ nhẹ nhàng, thường xuyên lau chùi sạch bụi. Trước khi làm thí nghiệm cần kiểm tra thiết bị có bị nứt vỡ, xước mốc hay không.

=> Kết luận: Để đảm bảo an toàn trong khi thực hành thí nghiệm thì ta cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nhận biết các đặc điểm của từng thiết bị để và sử dụng đúng cách.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác