Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 7 : Đồ thị độ dịch chuyển – Thời gian ( 2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 7 : Đồ thị độ dịch chuyển – Thời gian ( 2 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7 : ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN ( 2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Mô tả được chuyển động từ đồ thị của chuyển động.

- Vẽ được các đồ thị của chuyển động từ các số liệu đặc trưng cho chuyển động.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học:

+ Biết liên hệ kiến thức cũ về tính chất của các chuyển động thẳng để kết nối kiến thức mới.

+ Có khả năng tự đọc hiểu, nghiên cứu bài học ở SGK.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết kết nối logic, biết áp dụng kiến thức, sử dụng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng để mô tả chuyển động

- Năng lực vật lí:

  • Nắm vững khái niệm chuyển động thẳng.
  • Biết vẽ và sử dụng đồ thị đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng.
  1. Phát triển phẩm chất

 

  • Có tinh thần tích cực xây dựng bài, chủ động lĩnh hội kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Chăm chỉ theo dõi bài học.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh có liên quan tới bài học.
  • Máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh: SGK, thước kẻ, bút, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này, gợi nhớ kiến thức toán học của HS về đồ thị y = ax và y = ax+b dể dự đoán tính chất của chuyển động, kích thích sự hào hứng, tò mò trong việc tìm hiểu nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV chiếu nội dung bài toán mở đầu bài học

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS bày tỏ suy nghĩ, sự hiểu biết của mình về đồ thị có dạng y = ax và y = ax+b để dự đoán tính chất của chuyển động.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở kiến thức: “Em hãy cho biết đặc điểm của đồ thị y= ax và y= ax+b mà em đã được học trong môn toán học?”

- GV chiếu hình ảnh về bài toán mở đầu để HS quan sát.

- Sau đó đặt vấn đề: “Em hãy quan sát hình ảnh, đọc và trả lời câu hỏi.”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại kiến thức cũ để trả lời

- HS đọc yêu cầu và quan sát hình ảnh phần mở đầu bài học để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 1 bạn đứng dậy trả lời và 1 bạn khác đứng dậy nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung ý kiến.

(TL:

1, Đặc điểm của đồ thị y= ax và y= ax+b mà em đã được học trong môn toán học:

+ Đồ thị y= ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

+ Đồ thị y= ax+b (a ≠ 0) là một đường thẳng, cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0, và trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.

2,

+ Hình a: Chuyển động thẳng đều.

+ Hình b: Vật đứng yên không chuyển động.

+ Hình c: Với cùng một khoảng thời gian, vật (1) đi được quãng đường lớn hơn vật (2) nên vật (1) có tốc độ lớn hơn vật (2).

+ Hình d: Vật (1) chuyển động theo chiều dương, vật (2) chuyển động theo chiều âm.)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Ta đã được học về độ dịch chuyển ở bài 4. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đồ thị của nó. Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.”

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đồng thời sử dụng các đại lượng quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ với vận tốc để mô tả chuyển động.

  1. Mục tiêu:

- HS phân biệt được quãng đường đi được với độ dịch chuyển, tốc độ và vận tốc, nhất là biết khi nào chúng có độ lớn bằng nhau, khác nhau.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc phần mục I ở SGK.

- GV yêu cầu đưa ra nhận xét về độ dịch chuyển và quãng đường đi được, vận tốc và tốc độ của chuyển động thẳng theo một chiều hoặc chuyển động thẳng có đổi chiều ngược lại.

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi trong SGK ở mục này.

  1. Sản phẩm học tập: Bằng các ví dụ cụ thể đã được đề cập ở những bài trước đó, HS sẽ nhận biết và phân biệt được quãng đường đi được với độ dịch chuyển, tốc độ và vận tốc, đặc biệt là biết khi nào chúng có độ lớn bằng nhau, khác nhau.Từ đó vận dụng vào làm bài tập.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: “Em hãy đọc SGK mục I, chuyển động thẳng và trả lời các câu hỏi sau:”

+ Chuyển động thẳng là gì?

+ Khi nào quãng đường đi được với độ dịch chuyển, tốc độ và vận tốc có độ lớn bằng nhau, khác nhau?

+ Làm như thế nào để xác định được độ lớn của chúng?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: “Từ những kiến thực được ôn lại ở trên, em hãy quan sát hình ảnh, đọc và trả lời câu hỏi sau:”

CH: Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị (Hình 7.1). Coi chuyển động của bạn A là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn A đi hết 25 s.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại kiến thức cũ.

- HS theo dõi SGK.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay phát biểu cho câu hỏi lý thuyết.

- HS lên bảng trình bày câu hỏi ở phần bài tập.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức.

-> GV nhận xét, chỉnh sửa lại những chỗ còn sai sót trong câu trả lời của HS

I. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

Trả lời :

- Chuyển động thẳng là:

+ Chuyển động thường gặp trong đời sống.

+ Có quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.

- Quãng đường đi được với độ dịch chuyển, tốc độ và vận tốc có độ lớn bằng nhau, khác nhau khi:

+ Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì quãng đường đi được với độ dịch chuyển có độ lớn như nhau s = d, tốc độ và vận tốc có độ lớn như nhau v = v.

+ Vật đang chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó, quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, còn độ dịch chuyển có giá trị âm; tốc độ vẫn có giá trị dương còn vận tốc có giá trị âm v = - v

- Có thể xác định được độ lớn của chúng dựa vào công thức 5.1 và 5.2 (đã được học ở bài 5)

 (5.1a) với s là quãng đường đi được, t là thời gian.

+ v =  (5.1b) với  là quãng đường đi được giữa 2 thời điểm,  là khoảng thời gian để đi giữa 2 thời điểm.

+   (5.2a)

+ v = (5.2b) với  là độ dịch chuyển trong thời gian

Trả lời:

- Khi đi từ nhà đến trường:

+ Quãng đường bạn A đi được là: s = 1000 m

+ Độ dịch chuyển = quãng đường đi được (do bạn A chuyển động thẳng không đổi chiều): d = s = 1000 m.

+ Thời gian bạn A đi từ nhà đến trường là: t = = 250 s

+ Tốc độ  = vận tốc (do bạn A chuyển động thẳng không đổi chiều): v = = 4m/s

- Khi đi từ trường đến siêu thị:

+ Quãng đường bạn A đi được là: s = 1000 – 800 = 200 m

+ Độ dịch chuyển d = - 200 m (do bạn A đi ngược chiều dương)

+ Thời gian bạn A đi từ trường đến siêu thị là: t = = 50 s

+ Tốc độ của bạn A là:

v =  = 4m/s

+ Vận tốc của bạn A là:

v = = = -4m/s

 

 

 

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác