Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học (2 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 20: MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁCH GIẢI CÁC BÀI TOÁN THUỘC PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được thế nào là phương pháp động lực học.
- Vận dụng được phương pháp động lực học để giải một số bài toán cơ học đơn giản.
- Phát triển năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Nhớ lại cách giải các bài toán cơ học đã được học trong các bài trước rồi tổng hợp lại để đưa ra phương pháp giải chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết áp dụng phương pháp phù hợp để giải từng dạng bài toán.
- Năng lực vật lí: Biết cách sử dụng trục tọa độ để giải bài tập.
- Phát triển phẩm chất
- Chăm chỉ: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng kiến thức bài mới.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Bản phô tô đầu bài trong các ví dụ ở mục II SGK để phát cho từng HS.
- Thùng carton, dây buộc không dãn, hộp gỗ và tấm ván gỗ.
- Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS biết tới phương pháp động lực học.
- Nội dung: GV cho HS nhắc lại dạng toán đã học trong chương động lực học. Giới thiệu phương pháp động lực học và phạm vi áp dụng.
- Sản phẩm học tập:
- HS nhớ lại tất cả các dạng bài tập đã được học trong chương này.
- HS bước đầu tiếp cận với phương pháp động lực học.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại những dạng toán được học trong chương động lực học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiễn thức đã học rồi đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
TL:
Trong chương động lực học, ta đã được học những dạng toán liên quan đến: Tổng hợp lực, phân tích lực, cân bằng lực, 3 định luật Newton, lực ma sát, lực cản và lực nâng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS.
- GV giới thiệu phương pháp động lực học và phạm vi áp dụng: Phương pháp động lực học là phương pháp rất hiệu nghiệm để giải các bài toán cơ học. Trong bài này, ta chỉ xét những trường hợp mà tất cả các lực tác dụng lên vật đều có độ lớn và phương chiều không đổi.
GV bổ sung: Trong trường hợp mà lực biến đổi về độ lớn, phương và chiều, việc vận dụng phương pháp động lực học này sẽ khó khăn hơn.
Chẳng hạn bài toán sau: Ta kéo vật nặng của con lắc đơn sao cho dây treo lệch một góc so với phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Tính tốc độ của vật khi đi qua vị trí cân bằng.
GV phân tích: Trong bài toán này, lực căng của dây treo luôn biến đổi về cả độ lớn và phương chiều nên rất khó giải bằng phương pháp động lực học. Đối với những bài toán như này thì ta sẽ dùng phương phác khác để giải (dùng định luật bảo toàn cơ năng), sẽ học ở những phần sau.
Chúng ta đi vào bài học hôm nay Bài 20. Một số ví dụ về cách giải bài toán thuộc phần động lực học.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Giới thiệu về phương pháp động lực học.
- Mục tiêu: HS có được phương pháp cơ bản về cách giải các bài toán cơ.
- Nội dung: GV giảng giải, phân tích phương pháp động lực học.
- Sản phẩm học tập: HS nắm rõ các bước giải trong phương pháp động lực học.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các bước giải chính của phương pháp động lực học. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu 3 bước vận dụng phương pháp động lực học như trong SGK (SGK đã trình bày chi tiết cụ thể). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý nghe giảng và theo dõi SGK. - HS ghi chép nội dung chính vào vở. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đưa ra chú ý rồi chuyển sang nội dung mới. | 1. Phương pháp động lực học. - GV nhắc HS phải nhớ được hệ phương trình: - GV đặc biệt nêu rõ: Có thể có nhiều cách chọn hai trục tọa độ vuông góc Ox và Oy, nhưng cách chọn thuận lợi nhất để giải bài toán là chọn trục Ox cùng hướng với chuyển động của vật.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án