Soạn giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 1: Làm quen với vật lý (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 bài 1: Làm quen với vật lý (2 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI VẬT LÝ (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được đối tượng của vật lý là gì? (nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng).
- Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của công nghệ, đối với đời sống.
- Biết được các bước trong quá trình tìm hiểu tự nhiên,dưới góc độ vật lý.
- Phân biệt được phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
- Phát triển năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự học: biết thu thập hình ảnh, tài liệu học tập phù hợp kết hợp với quan sát thế giới xung quanh.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực vật lí:
- Nhận biết được các ứng dụng của vật lý xuất hiện trong các hiện tượng, vật thể trong đời sống hằng ngày.
- Nhận biết được phương pháp nghiên cứu trong vật lý là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
- Phát triển phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Hình ảnh phần mở bài và một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
+ Máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Biết đến 3 nhà vật lý và dấu ấn của họ: Galilei, Newton; Einstein.
- Tạo cảm giác hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, cho HS xem hình ảnh minh họa rồi thảo luận câu hỏi, tìm ra đáp án.
- Sản phẩm học tập:
- Nhận diện được 3 nhà vật lý và các dấu ấn của họ.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh của 3 nhà khoa học vật lý cho HS xem. Rồi sau đó đặt ra một vài câu hỏi liên quan về họ: Họ là ai? Họ nổi tiếng với những phát minh nào liên quan đến môn vật lý?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời và đưa ra nhận xét.
- GV dẫn dắt HS vào bài 1. Làm quen với vật lý.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đối tượng của vật lý và mục tiêu của môn vật lý
- Mục tiêu: HS biết được lĩnh vực vật lý mà các em đã được học và đưa ra được cảm nghĩ của mình về những lĩnh vực này.
- Nội dung: GV cho HS tìm hiểu mục I, nghiên cứu trả lời câu hỏi 1,2.
- Sản phẩm học tập: Qua phần này giúp HS biết được vật lý là môn KHTN, có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Lĩnh vực nghiên cứu đa dạng từ cơ học đến thuyết tương đối...
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra câu hỏi cho HS : CH1. Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
CH2. Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lý? Tại sao? GV hỏi thêm một câu hỏi mở rộng: Em có cho rằng có thể ghép vật lý và hóa học vào cùng một môn không? (Trả lời: Có thể. Vì: Khoa học ngày càng phát triển thì mối liên hệ giữa 2 môn học này càng chặt chẽ. Và thực tế, ỏ nhiều nội dung khó mà phân biệt đâu là khía cạnh vật lý, đâu là khí cạnh hóa học). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chăm chỉ nghe giảng, tiếp nhận câu hỏi, đọc sách tìm kiếm tài liệu để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - - GV 2-3 bạn đứng lên phát biểu, trả lời câu hỏi, 2 bạn đầu mỗi bạn tl 1 câu hỏi. - - Bạn còn lại đưa ra nhận xét về câu tl của hai bạn rồi cho thêm ý kiến bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | I. TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG VẬT LÝ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ Trả lời: CH1. Các lĩnh vực mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở : + Lớp 6 : Cơ học, thiên văn học. + Lớp 7: Điện học, âm học, từ học, quang học. + Lớp 8: Thủy tĩnh học, nhiệt học, điện. + Lớp 9: năng lượng, điện từ học, điện học, quang học. CH2. HS nêu quan điểm, ý kiến riêng của mình. VD: Thích lĩnh vực điện học vì nó gần gũi với đời sống.
=> Đối tượng của vật lý là: nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác