Slide bài giảng sinh học 10 chân trời bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

Slide điện tử bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 30 - ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN

MỞ ĐẦU

Câu 1: Trong lúc thảo luận với nhau về chủ đề virus, bạn A nói “Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc nên nó là đối tượng gây bệnh cho các sinh vật khác chứ hoàn toàn không có lợi”. Bạn B thì cho rằng “Mọi vật đều có hai mặt của nó – có lợi và có hại. Virus cũng thế”. Ý kiến của bạn nào là phù hợp? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Ý kiến của bạn B phù hợp vì virus không chỉ mang lại hại cho các loài khác mà còn có thể được nghiên cứu và ứng dụng vào lĩnh vực y học, đạt được nhiều thành tựu quan trọng như sản xuất insulin, interferon để điều trị bệnh tiểu đường, và sản xuất vaccine phòng bệnh cho con người.

 

I. ỨNG DỤNG VIRUS TRONG Y HỌC

Câu 1: Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học. Cho biết cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.

Trả lời rút gọn: 

- Chế phẩm sinh học: insulin, interferon,..

- Cơ sở khoa học: Một số virus kí sinh ở vi khuẩn, chứa gene không quan trọng. Nếu loại bỏ và thay thế gene này bằng gene khác, quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.

- Quy trình công nghệ: 

+ Tạo vector virus: Cắt bỏ gene không quan trọng của virus, gắn gene mong muốn vào DNA virus tạo vector tái tổ hợp. 

+ Tiến hành biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn. 

+ Nuôi vi khuẩn để sản xuất khối và chiết tách khối để lấy chế phẩm.

 

Câu 2: Dựa vào Hình 30.1, hãy mô tả quá trình sản xuất insulin, interferon.

BÀI 30 - ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN

Trả lời rút gọn: 

- Tạo vector phage: Loại bỏ gene không cần thiết của virus phage, thay vào đó gắn gene tổng hợp insulin, interferon vào DNA virus phage để tạo vector tái tổ hợp. 

- Sau đó, biến nạp vector tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli. 

- Tiếp theo, nuôi vi khuẩn E. coli nhiễm phage tái tổ hợp trong nồi lên men để sản xuất khối và chiết tách khối để thu sản phẩm.

 

Luyện tập: So với cách làm truyền thống, việc ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm gì?

Trả lời rút gọn:

- Việc sử dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có ưu điểm là tạo ra sản phẩm tinh khiết hơn, chất lượng cao hơn và có cấu trúc giống hệt insulin tự nhiên của người. 

-> Do đó, ít gây ra kháng thể và có thời gian tác dụng ngắn hơn so với cách làm truyền thống.

 

Câu 3: Hãy trình bày một số thành tựu về ứng dụng virus trong y học.

Trả lời rút gọn: 

- Insulin giúp giảm nồng độ glucose trong máu, điều trị bệnh tiểu đường.

- Interferon hỗ trợ chống lại virus và tăng cường hệ miễn dịch.

- Vaccine phòng ngừa bệnh do virus gây ra, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn các đại dịch.

 

Câu 4: Dựa vào Hình 30.2, hãy giải thích cơ chế tác động của interferon trong việc chống lại virus.

BÀI 30 - ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN

Trả lời rút gọn:

- Interferon ức chế sự gắn kết của virus vào các receptor trên bề mặt tế bào.

- Ngăn chặn việc thoát khỏi vỏ bọc của virus.

- Ức chế tổng hợp mRNA và mã hóa các protein virus.

- Đối với nhiều loại virus, nó ức chế quá trình tổng hợp protein virus.

- Interferon được sản sinh sau khi tế bào bị nhiễm virus, chỉ bảo vệ các tế bào láng giềng và không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ.

 

Luyện tập: Khi sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điều gì?

Trả lời rút gọn:

- Tiêm insulin trước bữa ăn để tránh nguy cơ hạ đường huyết, tùy thuộc vào loại insulin có thời gian tác dụng khác nhau.

- Nên sử dụng insulin qua đường tĩnh mạch để tránh enzyme dưới da phá hủy insulin.

- Trước khi tiêm, lăn lọ insulin để làm ấm và trộn đều, tránh lắc mạnh gây tạo bọt khí và khi ruột insulin vào bơm tiêm có thể làm khi khí lọt vào bơm tiêm.

- Không tự ý sử dụng insulin mà cần tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

 

II. ỨNG DỤNG VIRUS TRONG NÔNG NGHIỆP

Câu 5: Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng của virus trong thực tiễn.

Trả lời rút gọn:

  1. Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus
  2. Sử dụng virus để tạo giống cây trồng

 

Luyện tập: Dựa vào hình 30.3 và kiến thức đã học ở bài 27, hãy nêu sự khác nhau giữa việc sản xuất thuốc trừ sâu từ virus và vi khuẩn.

BÀI 30 - ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN

Lời giải:

Điểm so sánh

Sản xuất thuốc trừ sâu

từ virus

Sản xuất thuốc trừ sâu

từ vi khuẩn

Nguyên lí

Sử dụng virus để nhiễm vào sâu hại cây trồng.

Sử dụng độc tố do vi khuẩn tổng hợp để tiêu diệt sâu bệnh.

Quy trình sản xuất

Nhiễm virus vào sâu → Nuôi sâu → Khi sâu chết, nghiền để thu sản phẩm chứa virus hại sâu → Đóng gói/ chai sản phẩm.

Nuôi cấy vi khuẩn → Thu sinh khối → Tách chiết độc tố → Thêm chất phụ gia → Đóng gói/chai sản phẩm.

Sản phẩm

Chứa virus.

Chứa độc tố do vi khuẩn tạo ra.

Bảo quản

Khó bảo quản.

Dễ bảo quản hơn.

 

 

Vận dụng: Hãy giải thích vì sao phage được dùng để làm vector chuyển gene.

Trả lời rút gọn:

Phage được sử dụng làm vector chuyển gene vì:

- Có khả năng thực hiện tải nạp, chuyển gene từ tế bào cho sang tế bào nhận.

- Có thể mang đoạn DNA lớn hơn (15 – 23 Kb).

- Dễ bảo quản và tách gene ra phân tích.

 

BÀI TẬP

Bài 1: Hãy nêu vai trò của virus đối với đời sống sản xuất của con người.

Trả lời rút gọn:

Người ta sử dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học như insulin, interferon, v.v. để tạo ra lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn, giúp giảm giá thành và đáp ứng nhu cầu của con người.

 

Bài 2: Hãy nêu ra ít nhất ba lí do để thuyết phục người nông dân nên dùng thuốc trừ sâu sinh học trong trồng trọt.

Trả lời rút gọn:

Một số lý do thuyết phục người nông dân nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong trồng trọt bao gồm:

- An toàn và thân thiện với môi trường.

- Không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

- Không để lại dư lượng hóa chất trong nông sản và đất trồng.

- Hiệu quả lâu dài và bền vững.

 

Bài 3: Điều tra thực trạng sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus ở địa phương.

Có thể thực hiện theo gợi ý sau: Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra; Thiết kế phiếu điều tra; Tiến hành điều tra (địa điểm, đối tượng, thời gian, cách tiến hành); Tổng hợp kết quả điều tra và rút ra nhận xét về thực trạng (sử dụng bảng, biểu đồ để thể hiện kết quả điều tra); Đề xuất biện pháp khắc phục thực trạng trên.

Trả lời rút gọn:

1. Mục tiêu điều tra:

   - Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus tại địa phương.

   - Đề xuất biện pháp giúp người dân thay đổi thói quen sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

2. Nội dung điều tra:

   - Kiến thức về thuốc trừ sâu từ virus.

   - Thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu từ virus trong nông nghiệp.

   - Nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu từ virus của người dân.

3. Thiết kế phiếu điều tra:

   - Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi tự luận trả lời ngắn.

   - Có thể thiết kế trên giấy hoặc sử dụng Google Form.

4. Tiến hành điều tra:

   - Địa điểm

   - Đối tượng (ai, số lượng)

   - Thời gian

   - Cách tiến hành

5. Tổng hợp kết quả điều tra và nhận xét về thực trạng:

   - Sử dụng bảng, biểu đồ để thể hiện kết quả điều tra.

6. Đề xuất biện pháp khắc phục thực trạng:

   - Dựa trên kết quả điều tra, đề xuất các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề, như tăng cường giáo dục, hỗ trợ công nghệ xanh, khuyến khích phương pháp nông nghiệp hữu cơ, vv.