Slide bài giảng sinh học 10 chân trời bài 26: Công nghệ vi sinh vật
Slide điện tử bài 26: Công nghệ vi sinh vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 26 - CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT
MỞ ĐẦU
Câu 1: Mỗi năm, con người thải vào môi trường hàng triệu tấn rác thải thông qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Giả sử không có vi sinh vật tham gia phân hủy rác, thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất của chúng ta?
Trả lời rút gọn:
- Nếu không có vi sinh vật tham gia phân hủy rác, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và gây ra mùi hôi khó chịu.
- Ngoài ra, rác sẽ chiếm chỗ ở của con người và động vật, không thể xảy ra chu trình chuyển hóa vật chất, dẫn đến giảm lượng phân bón tự nhiên cung cấp cho thực vật.
- Do đó, việc có vi sinh vật tham gia phân hủy rác rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
I. MỘT SỐ THÀNH TỰU HIỆN ĐẠI CỦA CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT
Câu 1: Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm gì? Cho ví dụ mình họa.
Trả lời rút gọn:
- Công nghệ vi sinh vật tạo ra các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, giá thành thấp và hiệu quả lâu dài.
- Ví dụ điển hình là phân bón vi sinh vật thân thiện với môi trường.
Câu 2: Hãy kể tên một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật?
Trả lời rút gọn:
Công nghệ vi sinh tạo ra phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu công nghiệp, thuốc kháng sinh và xử lý ô nhiễm môi trường.
Luyện tập: Hãy liệt kê các sản phẩm từ công nghệ vi sinh vật được sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Trả lời rút gọn:
Thuốc kháng sinh, phân bón vi sinh vật, thuốc trừ sâu vi sinh vật , vv...
Câu 3: Hãy cho biết cơ sở của việc sản xuất phân bón vi sinh.
Trả lời rút gọn:
Cơ sở của việc sản xuất phân bón vi sinh là sử dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh.
Câu 4: Kể tên một số loại phân bón vi sinh được sử dụng phổ biến hiện nay.
Trả lời rút gọn:
Các loại phân bón vi sinh phổ biến bao gồm phân bón vi sinh cố định đạm (N), phân giải lân, phân giải silicat, phân bón ức chế vi sinh vật gây bệnh, phân bón chứa chất giữ ẩm polysaccharide, và phân giải hợp chất hữu cơ như cellulose.
Câu 5: Kể tên một số loại thực phẩm được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh vật.
Trả lời rút gọn:
Các loại thực phẩm được tạo ra thông qua công nghệ vi sinh vật bao gồm
- Rượu từ nấm men
- Mỳ chính từ corynebacterium glutamicum,
- Sữa
- Dùng nấm men cho sản xuất rượu vang, bia, bánh mì, và nhiều loại thực phẩm khác.
Câu 6: Công nghệ vi sinh vật có vai trò như thế nào đối với ngành chăn nuôi?
Trả lời rút gọn:
Công nghệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi, bao gồm tạo ra thức ăn cho vật nuôi, chế phẩm tăng sức đề kháng và năng suất, cũng như sản phẩm xử lý rác thải như mùi hôi và phân.
Câu 7 : Hãy kể một số loại kháng sinh. Cho biết nguồn gốc và tác dụng của các loại thuốc kháng sinh đó.
Trả lời rút gọn:
- Sử dụng nấm Penicillium chorysogenum
- Sản xuất kháng sinh penicilin và Streptomyces griseus để sản xuất thuốc kháng sinh streptomycin điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Câu 8: Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật người ta có thể ứng dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ.
Trả lời rút gọn:
- Vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ như cellulose, tinh bột, protein, lipid, pectin, chitin trong môi trường, và điều này đã được con người ứng dụng để xử lí ô nhiễm môi trường.
- Ví dụ,
+ Vi khuẩn Clostridium thermocellum được sử dụng để phân hủy rác hữu cơ.
+ Chế phẩm EM, gồm hỗn hợp các vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, vi khuẩn Bacillus subtilis, vi khuẩn Bacillus mesentericus, vi khuẩn Bacillus megaterium, xạ khuẩn và nấm men, được dùng để xử lí các bãi rác chôn lấp bằng phương pháp kị khí.
+ Chế phẩm Bio-EM chứa các vi sinh vật như Bacillus sp., Lactobacillus sp., Streptomyces sp., Saccharomyces sp., Aspergillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., giúp phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường nước.
II. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT
Câu 9: Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành nghề khác?
Trả lời rút gọn:
Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật sẽ dẫn đến sự phát triển của nhiều ngành nghề có liên quan và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới trong tương lai.
Câu 10: Hãy kể tên một số ngành nghề có liên quan đến công nghệ vi sinh vật. Xác định vị trí và cơ quan làm việc của các ngành nghề đó.
Trả lời rút gọn:
1. Kỹ thuật viên: Phân tích vi sinh vật gây bệnh tại phòng phân tích vi sinh vật của cơ sở y tế.
2. Kỹ sư thực phẩm: Làm việc tại các công ty thực phẩm.
3. Nghiên cứu viên công nghệ sinh học: Tại viện nghiên cứu hoặc trường đại học có phòng nghiên cứu.
4. Chuyên gia hoạch định chính sách môi trường: Làm việc tại sở tài nguyên và môi trường.
Luyện tập: Hãy lựa chọn một ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật mà em quan tâm cà cho biết em cần chuẩn bị kiến thức, kĩ năng gì để làm tốt công việc của ngành nghề đó.
Trả lời rút gọn:
- Em có thể khám phá một ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và tìm hiểu về các vị trí việc làm trong ngành, cũng như các kiến thức và kỹ năng cần thiết:
- Ví dụ: Ngành Kỹ sư - Vị trí việc làm: Kỹ sư thực phẩm.
- Kiến thức cần có: Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, hóa học, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng,...
- Kỹ năng cần có: Phân tích, tổng hợp, thu thập mẫu,...
III. TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG TƯƠNG LAI
Câu 11: Hãy nêu một ý tưởng ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong tương lai có thể đem lại hiệu quả cao trong thúc đẩy của sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Trả lời rút gọn:
Các ứng dụng của công nghệ vi sinh vật:
1. Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật để đánh giá nhanh nước thải dựa vào dòng điện.
2. Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor để xử lí nước thải bằng cách tăng cường khả năng phân giải chất bẩn, độc hại của vi sinh vật trong môi trường.
3. Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, đột biến định hướng, chỉnh sửa gene.
4. Sử dụng công nghệ chuyển gene để sản xuất các chế phẩm sinh học.
5. Bảo quản giống vi sinh vật bằng công nghệ làm lạnh sâu.
6. Lên men quy mô lớn và thu hồi sản phẩm với tính đồng bộ hóa cao, ứng dụng công nghệ 4.0 trong kiểm soát và điều khiển.
7. Thu hồi và tạo sản phẩm bằng công nghệ lọc tiếp tuyến, li tâm, siêu li tâm, sấy phun, tạo vi nang.
8. Sử dụng công nghệ Microbiome trong sản xuất mỹ phẩm bảo vệ da.
Luyện tập: Hãy đề xuất một ý tưởng ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong tương lai có thể đem lại hiệu quả cao và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời rút gọn:
Học sinh đề ra ý tưởng và phân tích hiệu quả của ý tưởng đó:
- Tên ý tưởng
- Lĩnh vực ứng dụng
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp, quy trình thực hiện
- Hiệu quả mang lại
IV. DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT
Vận dụng: Thực hiện dự án tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ sinh vật và làm tập san các bài viết, tranh ảnh về cồng nghệ sinh vật.
Trả lời rút gọn:
Ví dụ các nội dung cần tìm hiểu của mỗi nhóm:
(1) Sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp:
- Tên sản phẩm: Chế phẩm sinh học BT.
- Vai trò: Tiêu diệt các côn trùng gây hại như sâu bướm, bọ cánh cứng, ong bắp cày, kiến,...
- Chủng vi sinh vật: Vi khuẩn Bacillus thuringiensis.
- Cơ sở: Vi khuẩn tiết ra các protein độc hại cho hệ tiêu hóa của côn trùng khi chúng ăn lá chứa vi khuẩn này.
- Quy trình sản xuất:...
(2) Sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong sản xuất công nghiệp và thực phẩm:
- Tên sản phẩm: Sữa chua.
- Vai trò: Cung cấp vi khuẩn lactic có lợi cho đường tiêu hóa.
- Chủng vi sinh vật: Vi khuẩn Lactobacterium bulgaricus và Streptococcus thermophilus.
- Cơ sở: Quá trình lên men của vi khuẩn lactic.
- Quy trình sản xuất: Nguyên liệu → Phối trộn → Gia nhiệt → Đồng hoá 1 → Làm lạnh → Ageing → Thanh trùng → Đồng hoá 2 → Hạ nhiệt → Cấy men → Ủ → Làm lạnh → Bồn rót → Đóng gói, dán nhãn.
(3) Sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong y tế:
- Tên sản phẩm: Kháng sinh Penicillin.
- Vai trò: Tiêu diệt vi khuẩn trong điều trị các bệnh nhiễm trùng.
- Chủng vi sinh vật: Vi khuẩn Penicillium chrysogenum.
- Cơ sở: Vi khuẩn tiết ra kháng sinh, làm phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn bằng cách ngăn chặn protein liên kết các peptidoglycan với nhau.
- Quy trình sản xuất:
(4) Sản phẩm công nghệ vi sinh vật trong xử lí môi trường:
- Tên sản phẩm: Chế phẩm EM.
- Vai trò: Cải tạo hệ vi sinh môi trường thủy sản, xử lý mùi hôi chuồng trại, ủ rác thải hữu cơ như phân gia súc, các bộ phận của cây, và cung cấp phân bón cho cây.
- Chủng vi sinh vật: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, Bacillus subtilis, Bacillus mesentericus, Bacillus megaterium, xạ khuẩn và nấm men.
- Cơ sở: Quá trình phân giải các chất hữu cơ.
- Quy trình sản xuất:
+ Bước 1: Nhân giống cấp 1 trên máy lắc: Chuẩn bị môi trường phù hợp và điều kiện nuôi cấy.
+ Bước 2: Lên men (nhân giống cấp 2) trong nồi ở điều kiện hiếu khí sau đó chuyển sang môi trường kỵ khí, kiểm tra pH hàng ngày và bổ sung phụ gia.
+ Bước 3: Kiểm tra mật độ và chất lượng sản phẩm.
+ Bước 4: Đóng gói sản phẩm.
BÀI TẬP
Bài 1: Hãy tìm hiểu và lập bảng thống kê một số chủng vi sinh vật được con người ứng dụng trong đời sống hằng ngày.
Trả lời rút gọn:
Chủng vi sinh vật | Sản phẩm có sử dụng chủng vi sinh vật |
Vi khuẩn Lactobacillus | Sữa chua, men vi sinh, các loại đồ uống, thực phẩm muối chua,... |
Nấm men Saccharomyees | Rượu, bia, bánh mỳ,... |
Vi khuẩn Clostridium thermocellum | Các chất xử lí rác thải |
Vi khuẩn Bacillus sp | Các chế phẩm xử lý rác thải hữu cơ |
Nấm Metarhizium | Các loại phân bón hữu cơ |
Bài 2: Hãy nêu tên một số sản phẩm có ứng dụng công nghệ và sinh vật được sản xuất ở Việt Nam.
Trả lời rút gọn:
- Nông nghiệp: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, thuốc bảo vệ thực vật BT Bitadin WP.
- Công nghiệp thực phẩm: Sữa chua Vinamilk, trà Kombucha.
- Y học: Kháng sinh Penicillin V, Bột tảo xoắn Spirulina Mediworld.
- Xử lý môi trường: Chế phẩm Emuniv, chế phẩm sinh học Emozeo.
Bài 3: Hãy phân biệt phân bón vi sinh vật và phân bón hữu cơ vi sinh vật?
Trả lời rút gọn:
Đặc điểm so sánh | Phân bón vi sinh | Phân bón hữu cơ vi sinh vật |
Bản chất | Là chế phẩm chứa vi sinh vật có ích | Là chế phẩm chứa sản phẩm hữu cơ đã được lên men bởi vi sinh vật |
Chất mang | Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh | Than mùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê |
Mật số vi sinh | Từ 1,5x 108 | Từ 1x106 |
Các chủng vi sinh | VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose | VSV cố đinh đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, SV đối kháng vi khuẩn, nấm,.. |
Phương pháp sử dụng | - Trộn vào hạt giống - Bón vào gốc cây - Bón trực tiếp vào đất | Bón trực tiếp vào đất |