Slide bài giảng sinh học 10 chân trời bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Slide điện tử bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 25 - SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
MỞ ĐẦU
Câu 1: Hãy đọc những thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn có trong hộp sữa chua. Vào mùa hè, một số cửa hàng tạp hóa để các lốc sữa chua trên kệ ở nhiệt độ thường (khoảng 28 – 30oC). Một vài hộp sữa chua có hiện tượng phồng nắp lên. Hãy nhận xét cách bảo quản sữa chua của cửa hàng tạp hóa trên và giải thích vì sao nắp hộp sữa bị phồng lên.
Trả lời rút gọn:
- Cửa hàng tạp hóa nên bảo quản sữa chua ở nhiệt độ từ 6oC đến 8oC, không nên lưu ở nhiệt độ cao hơn như thông tin trên nắp hộp cho biết.
- Nắp hộp sữa chua bị phồng lên do vi khuẩn lactic trong sản phẩm tiếp tục hoạt động lên men ở nhiệt độ từ 28 đến 30oC, tạo ra lactic acid, CO2 và nước. Khí CO2 tạo ra làm cho nắp hộp sữa chua bị phồng lên.
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG Ở VI SINH VẬT
Câu 1: Dựa vào Hình 25.2, hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. Từ đó hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở sinh vật.
Trả lời rút gọn:
- Số lượng tế bào vi khuẩn E. coli tăng gấp đôi sau mỗi lần phân chia
- Khái niệm: sinh trưởng ở sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Câu 2: Vì sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể?
Trả lời rút gọn:
Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên khó nhận ra được sự gia tăng về kích thước, khối lượng nên ta cần xem xét trên phạm vi quần thể.
Luyện tập: Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào.
Trả lời rút gọn:
Tiêu chí | Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật | Sinh trưởng của sinh vật đa bào |
Giống nhau | Đều có bản chất là sự gia tăng số lượng tế bào nhờ quá trình phân bào. | |
Khác nhau | Là sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật. | Là sự gia tăng kích thước và khối lượng của một cơ thể. |
II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT
Câu 3: Đọc thông tin trên và quan sát hình 25.3, hãy trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Trả lời rút gọn:
1. Pha tiềm phát: Vi khuẩn trao đổi chất và sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục.
2. Pha lũy thừa: Vi khuẩn trao đổi chất và sinh trưởng mạnh mẽ ở tốc độ tối đa do nguồn dinh dưỡng dồi dào.
3. Pha cân bằng: Vi khuẩn sinh ra và chết đi cân bằng do nguồn dinh dưỡng giảm dần.
4. Pha suy vong: Số lượng vi khuẩn chết tăng do nguồn dinh dưỡng cạn kiệt và chất độc hại tích tụ.
Câu 4: Hãy vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục.
Trả lời rút gọn:
- Pha tiềm phát: Số lượng tế bào sống bằng tế bào chết do vi khuẩn thích nghi với môi trường.
- Pha lũy thừa: Số lượng tế bào sinh ra tăng do mật độ bắt đầu tăng, đạt cực đại tại cuối pha.
- Pha cân bằng: Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết do mật độ gần như không thay đổi.
- Pha suy vong: Số lượng tế bào chết tăng do dinh dưỡng cạn kiệt và chất độc tích tụ.
Luyện tập: Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục và không liên tục
Trả lời rút gọn:
- Giống nhau: Cả hai môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục đều trải qua 3 giai đoạn pha tiềm phát, pha lũy thừa và pha suy vong.
- Khác nhau: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, khi dinh dưỡng cạn kiệt, quần thể vi khuẩn bắt đầu giảm dần (pha suy vong). Trong khi đó, trong môi trường nuôi cấy liên tục, do dinh dưỡng được cung cấp liên tục, quần thể vi khuẩn không trải qua giai đoạn suy vong mà có thể tiếp tục sinh trưởng ở giai đoạn cân bằng.
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC SINH SẢN Ở SINH VẬT
Câu 5: Đọc thông tin trong mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Trả lời rút gọn:
Hình thức nhân đôi:
- Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
- Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, sau đó tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.
Hình thức bào tử vô tính:
- Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
- Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.
- Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.
- Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.
Hình thức nảy chồi:
- Có ở sinh vật nhân thực.
- Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.
Hình thức bào tứ hữu tính:
- Có ở sinh vật nhân thực.
- Sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.
Câu 6: Quan sát hình 25.5c, hãy cho biết trong vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức sinh sản nào.
Trả lời rút gọn:
Trong vòng đời của nấm sợi tồn tại các hình thức sinh sản: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.