Slide bài giảng sinh học 10 chân trời bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
Slide điện tử bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 chân trời sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 16 - PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG
MỞ ĐẦU
Câu 1: Khi hoạt động nặng, nhu cầu oxygen của tế bào rất cao để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu oxygen thì tế bào sẽ tạo ra năng lượng bằng cách nào?
Trả lời rút gọn:
Khi cần năng lượng mà thiếu oxy, tế bào sẽ tạo năng lượng qua phân giải kị khí.
I. KHÁI NIỆM PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Câu 1: Cho một ví dụ về quá trình phân giả các chất trong tế bào (nêu rõ nguyên liệu tham gia và sản phẩm được hình thành)
Trả lời rút gọn:
- Phân giải tinh bột thành các phân tử glucose
+ Nguyên liệu là tinh bột,
+ Sản phẩm là glucose.
Câu 2: Tại sao nói quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng?
Trả lời rút gọn:
Phân giải chất làm đứt liên kết hóa học, giải phóng năng lượng.
II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI HIẾU KHÍ
Câu 3: Hãy cho ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Trả lời rút gọn:
Tốc độ phân giải hiếu khí tăng trong các hoạt động sinh lý mạnh như hạt nảy mầm, hoa nở.
Câu 4: Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết quá trình phân giải hiếu khí gồm những giai đoạn nào. Mối quan hệ giữa các giai đoạn đó là gì?
Trả lời rút gọn:
Quá trình phân giải hiếu khí gồm ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid trong chu trình Krebs, và chuỗi chuyển electron.
- Đường phân: 1 glucose -> 2 pyruvic acid + 2 ATP + 2 NADH.
- Chu trình Krebs: pyruvic acid -> CO2 + ATP + NADH + FADH2.
- Chuỗi chuyển electron: hidrogen từ pyruvic acid -> chuỗi chuyển electron -> nước + ATP.
Câu 5: Tại sao quá trình đường phân tạo được 4 phân tử ATP nhưng hiệu quả thực sự chỉ có 2 phân tử ATP.
Trả lời rút gọn:
Tuy tạo ra được 4 ATP nhưng quá trình đường phân sử dụng mất 2 ATP
Câu 6: Sau khi kết thúc giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, đã có những sản phẩm nào được tạo thành?
Trả lời rút gọn:
Acid piruvic → 2CO2 + ATP +3 NaDH + FADH2
Câu 7: Trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen có vai trò gì?
Trả lời rút gọn:
Trong phân giải hiếu khí, oxy được sử dụng trong ti thể để tạo ATP trong quá trình oxy hóa hoàn toàn axit piruvic. Oxy là chất cuối cùng nhận điện tử trong chuỗi truyền electron trong hô hấp hiếu khí.
III. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI KỊ KHÍ
Câu 8: Trong trường hợp nào tế bào chuyển sang hình thức phân giải kị khí?
Trả lời rút gọn:
- Trong trường hợp tế bào không được cung cấp oxygen
Câu 9: Tại sao quá trình phân giải kị khí không có sự tham gia của ti thể?
Trả lời rút gọn:
Ti thể hoạt động trong quá trình oxy hóa pyruvic acid, chu trình Krebs và chuỗi chuyển electron trong hô hấp. Trong phân giải kị khí, thiếu oxy nên ti thể không tham gia vào quá trình hô hấp.
Câu 10: Tại sao quá trình phân giải kị khí tạo ra rất ít ATP nhưng vẫn được các sinh vật sử dụng?
Trả lời rút gọn:
Phân giải kị khí tạo ra ít ATP, nhưng vẫn được sinh vật sử dụng để thích nghi và phát triển trong môi trường sống đa dạng.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Câu 11: Cho ví dụ để chứng minh mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và quá trình phân giải các chất trong tế bào.
Trả lời rút gọn:
- Tổng hợp và phân giải chất liên quan chặt chẽ trong duy trì sự sống.
- Tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho phân giải, và phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho tổng hợp.
Vận dụng: Cyanide là một hợp chất có một nguyên tử carbon liên kết với một nguyên tử nitrogen bằng liên kết ba (C ≡ N). Đây là hợp chất được sử dụng làm thuốc độc từ xa xưa. Nếu hít phải một lượng khí có chứa 0,2% cyanide có thể tử vong ngay lập tức. Hãy tìm hiểu và cho biết tại sao cyanide có thể gây tử vong.
Trả lời rút gọn:
Cyanide khi vào cơ thể di chuyển nhanh và phá hủy cơ quan bằng cách:
- Ngăn tế bào lấy oxygen để hô hấp,
- Gây tổn thương nặng nhất cho tim và não vì chúng cần oxygen nhiều nhất.
Hít phải khí chứa cyanide có thể gây tử vong ngay lập tức.
BÀI TẬP
Bài 1: Tại sao cường độ hô hấp giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất của tế bào?
Trả lời rút gọn:
- Cường độ hô hấp tăng theo hàm lượng nước trong cơ thể và tăng khi nhiệt độ tăng, nhưng có giới hạn.
- Nước là sản phẩm và nguyên liệu trong hô hấp, cũng như dung môi và vận chuyển chất trong tế bào.
Bài 2: Có ý kiến cho rằng "Phân tử glucose được vận chuyển vào trong ti thể để tham gia vào quá trình hô hập tế bào". Ý kiến trên là đúng hay sai? Hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản để chứng minh.
Trả lời rút gọn:
* Ý kiến trên là sai vì chất đi vào ti thể là axit pyruvic, là sản phẩm của quá trình đường phân khi glucose được chuyển hóa ở tế bào.
* Thí nghiệm đề xuất gồm 2 mẫu ống nghiệm:
- Một chứa glucose và dịch nghiền tế bào,
- Một chứa glucose và ti thể.
- Sử dụng ống dẫn khí để cắm vào nút bịt ống nghiệm,
- Đặt cốc chứa nước vôi trong tại miệng ống dẫn khí để kiểm tra sự có mặt của CO2 (ống nghiệm làm đục nước vôi trong) và kiểm chứng kết quả.
Bài 3: So sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
Trả lời rút gọn:
| Phân giải kị khí | Phân giải hiếu khí |
Nơi xảy ra | Màng sinh chất - sinh vật nhân thực (không có bào quan ti thể). | Màng trong ti thể (sinh vật nhân thực) hoặc màng sinh chất (sinh vật nhân sơ). |
Điều kiện môi trường | Không cần oxi | Cần oxi |
Chất nhận điện tử | Chất vô cơ | O2 phân tử |
Sản phẩm và năng lượng sinh ra | Chất vô cơ, hữu cơ, 2 ATP | CO2 , H2O và 38 ATP |
Bài 4: Nếu cho vào tế bào một chất hóa học để phá hủy màng trong ti thể, hãy cho biết:
a, Hậu quả gì sẽ xảy ra đối với tế bào?
b, Trong trường hợp này, số ATP được giải phóng sẽ là bao nhiêu?
Trả lời rút gọn:
a. Phá hủy màng trong ti thể làm ngừng chuỗi truyền electron, gây hô hấp hiếu khí không thực hiện được, khiến tế bào chuyển sang hô hấp kị khí.
b. Số ATP được giải phóng là 2 ATP.