Slide bài giảng sinh học 10 chân trời bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Slide điện tử bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 24 - QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

MỞ ĐẦU

Câu 1: Một con bò nặng 500 kg chỉ sản xuất thêm mỗi ngày 0,5 kg protein; 500 kg cây đậu nành mỗi ngày tổng hợp được 40 kg protein nhưng 500 kg nấm men có thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn protein. Sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên có thể giải thích như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Nấm men tạo ra sinh khối lớn hơn so với các sinh vật lớn hơn như bò hoặc cây đậu nành do khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh chóng các chất dinh dưỡng, nhờ kích thước nhỏ của chúng.

 

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT

Câu 1: Hãy cho biết các đặc điểm chung của quá trình tổng hợp chất hữu cơ.

Trả lời rút gọn:

Quá trình tổng hợp chất hữu cơ cần hợp chất mở đầu là ADP-glucose và tạo ra polysaccharide bằng cách liên kết các phân tử glucose qua liên kết glycosidic.

 

Câu 2: Tìm thông tin liên quan tới gôm sinh học và cho biết vai trò của gôm sinh học trong đời sống con người.

Trả lời rút gọn:

- Các loại polysaccharide tiết ra môi trường bởi vi sinh vật được gọi là gôm, có vai trò bảo vệ tế bào, cung cấp carbon và năng lượng. 

- Trong đời sống con người, gôm được sử dụng trong sản xuất kem, là chất phụ gia trong khai thác dầu hỏa, và trong lĩnh vực sinh học và sinh hóa.

 

Câu 3: Tìm thông tin liên quan về một số loại chế phẩm sinh học từ vi sinh vật.

Trả lời rút gọn: 

Phân bón vi sinh giúp bảo vệ môi trường đất. Sử dụng chế phẩm vi sinh có khả năng ức chế các vi khuẩn có hại cho vật nuôi, cải thiện nền đáy ao nuôi thủy hải sản.

 

Luyện tập: Trình bày tóm tắt bằng sơ đồ  hệ thống các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đa phân tử của vi sinh vật.

BÀI 24 - QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

 

II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

Câu 4: Quan sát Hình 24.3, 24.4, 24.5 và cho biết: Các chất hữu cơ đa phân tử được phân giải như thế nào? Ứng dụng của các quá trình này trong đời sống là gì? 

BÀI 24 - QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

BÀI 24 - QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

BÀI 24 - QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

Trả lời rút gọn:

- Các chất hữu cơ đa phân tử được phân giải nhờ các vi sinh vật.

- Ứng dụng của các quá trình này trong đời sống là sản xuất nước mắm, tương ớt

 

Câu hỏi 5: Quan sát Hình 24.3, 24.4, 24.5 và cho biết: Cho biết đặc điểm chung của các quá trình phân giải chất hữu chất hữu cơ.

Trả lời rút gọn:

Đặc điểm chung của các quá trình phân giải chất hữu cơ là sử dụng enzyme nội bào để chuyển đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các đơn phân đơn giản và cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào.

 

Luyện tập: Lập bảng trình bày điểm chung và riêng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật.

Trả lời rút gọn:

- Điểm chung của các quá trình này là chuyển hóa chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản, sử dụng enzyme và cung cấp năng lượng cho tế bào.

- Điểm riêng của từng quá trình là mỗi vi sinh vật sản xuất các enzyme khác nhau để phân hủy các chất hữu cơ khác nhau. Ví dụ, enzyme protease phân hủy protein thành amino acid, trong khi enzyme nuclease phân hủy nucleic acid thành nucleotide.

 

Vận dụng: Hãy thiết kế một sản phẩm học tập (mô hình, poster, tập san,...) trình bày vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người.

Trả lời rút gọn:

Học sinh thiết kế sản phẩm theo chủ đề và trình bày sản phẩm theo các nội dung sau:

- Nguyên vật liệu (nêu rõ vật liệu nào mô tả cho thành phần nào)

- Các bước thực hiện

- Nội dung sản phẩm.

 

BÀI TẬP

Bài 1: Nêu một số ví dụ thực tiễn về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.

Trả lời rút gọn:

Một số ví dụ thực tiễn về quá trình tổng hợp và phân giải chất ở vi sinh vật:

- Quá trình tổng hợp: Quang hợp ở các loài quang tự dưỡng; tiết kháng sinh để tiêu diệt các loài khác,....

- Quá trình phân giải: Lên men trong sản xuất rượu bia, muối chua thực phẩm; làm mốc, hỏng các loại thực phẩm, vật dụng,....

 

Bài 2: Trình bày vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên thông qua các hoạt động tổng hợp và phân giải các chất (carbohydrate, protein, lipid).

Trả lời rút gọn:

Vai trò của vi sinh vật:

*Đối với đời sống con người:

- Trong trồng trọt: Vi sinh vật giúp cải thiện chất lượng đất, tăng khả năng kết dính các hạt đất, chuyển hoá chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ, tiết ra chất có lợi cho cây trồng, tiêu diệt sâu hại.

- Trong chăn nuôi: Vi sinh vật góp phần cải thiện hệ tiêu hoá vật nuôi, giúp tăng sức đề kháng, sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Trong bảo quản và chế biến thực phẩm: Một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme protease phân giải protein thành các amino acid, con người đã sử dụng để làm nước mắm từ cá, làm nước tương từ đậu tương... 

- Trong sản xuất dược phẩm: Sử dụng vi khuẩn và nấm mốc để sản xuất chất kháng sinh, vaccine phòng bệnh, men tiêu hoá và các đồ uống hỗ trợ tiêu hoá.

 

*Đối với tự nhiên: Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Chúng chuyển hoá chất hữu cơ thành chất vô cơ như CO2, nước và các chất khoáng, tạo thành mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn và góp phần vào sự tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên.

 

Bài 3: Cho ví dụ cụ thể để phân biệt lên men lactic đồng hình và dị hình ở vi sinh vật.

Trả lời rút gọn:

Vi dụ về lên men: Lên men lactic đồng hình tạo ra lactic acid, không gây ra hiện tượng suối bọt, trong khi lên men lactic dị hình tạo ra hỗn hợp lactic acid, ethanol, acetic acid và CO2, làm xuất hiện hiện tượng suối bọt khí.