Slide bài giảng sinh học 10 chân trời bài 19: Quá trình phân bào
Slide điện tử bài 19: Quá trình phân bào. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19 - QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
MỞ ĐẦU
Câu 1: Cơ chế nào giúp một hợp tử phát triển thành cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu? Cơ chế nào giúp cơ thể tạo được sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính?
Trả lời rút gọn:
- Nguyên phân tạo nhiều tế bào con giống nhau về sắc thể.
- Giảm phân và thụ tinh tạo đa dạng di truyền ở thế hệ sau của sinh vật sinh sản hữu tính.
I. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN (PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM)
Câu 1: Quan sát Hình 19.1 và cho biết: Quá trình nguyên phân gồm mấy kì?
Trả lời rút gọn:
Quá trình nguyên phân gồm 4 kì.
Câu 2: Quan sát Hình 19.1 và cho biết: Sau một lần nguyên phân thì thu được bao nhiêu tế bào từ một tế bào ban đầu?
Trả lời rút gọn:
Sau một lần nguyên phân thì thu được hai tế bào từ một tế bào ban đầu.
Câu 3: Quan sát Hình 19.2 và cho biết: Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì nào?
Trả lời rút gọn:
Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì:
+ Kì đầu,
+ Kì giữa,
+ Kì sau.
Câu 4: Quan sát Hình 19.2 và cho biết: Trong các kì của nguyên phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
Trả lời rút gọn:
- Kì đầu: Sợi nhiễm sắc thể co xoắn, màng nhân biến mất.
- Kì giữa: Nhiễm sắc thể tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo.
- Kì sau: Nhiễm sắc thể tách ra và di chuyển về hai cực.
- Kì cuối: Nhiễm sắc thể giãn xoắn, màng nhân xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến.
Câu 5: Quan sát Hình 19.3 và cho biết quá trình phân chia tế bào chất trong nguyên phân chia tế bào chất trong nguyên phân có gì khác nhau ở tế bào động vật và thực vật.
Trả lời rút gọn:
- Tế bào động vật: Màng tế bào co thắt tạo eo ở giữa.
- Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
Luyện tập: Trình bày ý nghĩa về sự thay đổi hình thái nhiễm sắc thể trong các kì của quá trình nguyên phân.
Trả lời rút gọn:
- Kì đầu đến kì sau: Nhiễm sắc thể co xoắn để thuận lợi cho sự phân li về hai cực tế bào.
- Kì cuối đến kết thúc: Nhiễm sắc thể dãn xoắn để chuẩn bị cho quá trình tổng hợp và nhân đôi nhiễm sắc thể ở chu kì tiếp theo.
Câu 6: Hãy quan sát Hình 19.4 và cho biết nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Trả lời rút gọn:
Nguyên phân
- Làm gia tăng chiều dài của thân và rễ,
- Làm phát sinh thêm cành nhánh cho cây,
- Tham gia vào quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây.
II. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN (PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM)
Câu 7: Quan sát Hình 19.6 và cho biết: Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy giai đoạn chính?
Trả lời rút gọn:
- Giảm phân: Quá trình phân bào giảm nhiễm xảy ra trong hình thành giao tử, gồm giai đoạn giảm phân I và giảm phân II.
Câu 8: Quan sát Hình 19.6 và cho biết: Kể tên các kì của quá trình giảm phân.
Trả lời rút gọn:
Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.
Câu 9: Quan sát Hình 19.6 và cho biết: Trong các kì phân bào giảm phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Sự thay đổi nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân trong các kì của giảm phân:
- Giảm phân I
Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối | |
Sự thay đổi của nhiễm sắc thể | - NST kép bắt đôi và co xoắn lại. - NST kép tương đồng tra đổi đoạn chromatid. | - NST co xoắn, di chuyển thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
| - Mỗi NST trong NST kép thoi phân bào kéo về mỗi cực. | NST dãn xoắn |
Sự thay đổi của thoi phân bào | Được hình thành | Xuất hiện | - Đính vào tâm động ở một NST kép của cặp NST tương đồng. | Tiêu biến |
Sự thay đổi của màng nhân | Dần tiêu biến | Tiêu biến hoàn toàn | Tiêu biến hoàn toàn | Màng nhân xuất hiên |
- Giảm phân II
| Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối |
Sự thay đổi của NST | Các NST kép dần co xoắn lại | - Các cặp NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo trong thoi phân bào. | - Chromatid tách nhau ở tâm động và kéo về mỗi cực của tế bào trong thoi phân bào. | NST dãn xoắn, bộ NST đơn bội n |
Sự thay đổi của thoi phân bào | Hình thành | Xuất hiện | Đính vào tâm động của cặp NST tương đồng | Tiêu biến |
Sự thay đổi của màng nhân | Tiêu biến | Tiêu biến hoàn toàn | Tiêu biến hoàn toàn | Hình thành trở lại |
Câu 10: Hãy quan sát quá trình hình thành giao tử ở Hình 19.7 và cho biết ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Trả lời rút gọn:
- Giảm phân tạo ra biến dị tổ hợp, đa dạng hóa giới sinh vật và cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
- Kết hợp với thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, giúp sinh vật thích nghi với môi trường mới.
- Tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội, đảm bảo ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua thời gian.
Luyện tập: Lập bảng so sánh số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.
Trả lời rút gọn:
Kì trung gian | Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối | ||
Nguyên phân | NST đơn | 0 | 0 | 0 | 4n | 4n |
NST kép | 2n | 2n | 2n | 4n | 4n | |
Giảm phân I | NST đơn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
NST kép | 2n | 2n | 2n | 2n | 2n | |
Giảm phân II | NST đơn | 0 | 0 | 2n | n | |
NST kép | n | n | 2n | 2n |
Vận dụng: Đề xuất những biện pháp phòng tránh những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giảm phân nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản ở người.
Trả lời rút gọn:
- Hạn chế tiếp xúc với chất độc hại và sử dụng thiết bị bảo hộ.
- Đảm bảo dinh dưỡng cân đối từ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
- Ngừng hút thuốc lá và giảm uống rượu.
- Tránh tiếp xúc với chất xơ hóa học trong mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp.
- Sử dụng kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với tia UV.
- Duy trì cân nặng lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
- Giảm căng thẳng và xung đột công việc, tìm hiểu cách giảm căng thẳng như tập yoga, thiền.
Câu 11: Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của hai quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân.
Trả lời rút gọn:
Nguyên phân | Giảm phân | ||
Giống nhau | - Đều có thoi phân bào. - Lần phân bào II của giảm phân diễn ra giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (kì giữa), và tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực tế bào (kì sau). | ||
Khác nhau | - Xảy ra ở tất cả các loại tế bào. - Một lần phân bào. - Không tiếp hợp hoặc hoán vị gen. - Kết thúc nguyên phân tạo ra 2 tế bào có số lượng NST giống tế bào mẹ (2n). | - Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục giai đoạn chín. - Hai lần phân bào. - Tiếp hợp và hoán vị gen có thể xảy ra. - NST kép ở kì giữa I xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo, sau đó phân li và tổ hợp tự do về hai cực tế bào (ở kì sau), tạo ra 2 tế bào con (ở kì cuối) mang số lượng NST kép. - Kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa. |
BÀI TẬP
Bài 1: Tại sao trong quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa?
Trả lời rút gọn:
Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa vì sự nhân đôi NST chỉ xảy ra một lần nhưng sự phân ly lại diễn ra hai lần.
Bài 2: Hãy thiết kế một mô hình thể hiện các kì của quá trình phân bào nguyên phân hoặ giảm phân bằng các vật liệu, dụng cụ gợi ý sau: len (ít nhất ba màu, để thể hiện hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng và thoi phân bào), keo dán, giấy roki, bút lông,... Trình bày mô hình đã thiết kế được.
Trả lời rút gọn: