Soạn giáo án toán 3 Cánh diều bài Vẽ trang trí hình tròn
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 bài Vẽ trang trí hình tròn sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Làm quen với compa, dùng compa để vẽ được đường tròn.
- Vẽ được các đường tròn bằng compa và trang trí.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận theo nhiệm vụ của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn, tìm tòi và phát hiện nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự học: Khám phá những tài liệu, sách, vở liên quan đến bài học.
- Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức về hình tròn: tâm, đường kính, bán kính; quan sát một số họa tiết, trang trí có hình tròn. b. Cách thức thực hiện - GV gọi 4 HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét. a) Gọi tên hình tròn và các bán kính của mỗi hình sau: b) Gọi tên hình tròn và đường kính của mỗi hình sau: c) Cho hình tròn tâm O có độ dài đường kính bằng 8 cm. Tính độ dài bán kính của hình tròn đó. d) Cho hình tròn tâm O có độ dài bán kính bằng 5 cm. Tính độ dài đường kính của hình tròn đó. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS làm quen với compa, dùng compa để vẽ được đường tròn. b. Cách thức thực hiện ü Làm quen với compa - HS quan sát compa của mình, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được và hiểu biết của mình về cách sử dụng. - GV giới thiệu: Để vẽ được đường tròn, chúng ta sử dụng một dụng cụ rất phiir biến, đó là chiếc compa. - HS quan sát compa và mô tả được cấu tạo: Compa bao gồm hai phần (còn gọi là hai chân) nối với nhau bằng một bản lề. Hai chân của compa, một đầu có im ở cuối và đầu kia gắn với một cây bút chì. ü Làm quen với cách dùng compa để vẽ đường tròn: - HS quan sát hình ảnh trong SGK, thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGk và nói cách thực hiện. - GV hướng dẫn HS cách dùng compa để vẽ đường tròn: Mở khẩu độ compa, đặt chân compa có kim tại một điểm (làm tâm) trên tờ giấy, quay đầu bút chì của compa đúng một vòng (với chân có kim cố định), đầu chì sẽ vạch trên giấy một đường tròn. (GV có thể chiếu clip trong học liệu điện tử, dừng lại ở từng thao tác để HS dễ dàng hình dung ra cách thực hiện). - HS thực hành vẽ đường tròn ra giấy nháp và chia sẻ với bạn cách dùng compa để vẽ đường tròn. - HS rút ra nhận xét cách cầm compa, xoay compa vẽ đường tròn dễ dàng, không bị xô lẹch, cách mở compa để vẽ được những đường tròn khác nhau.
|
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe và ghi bài.
|
Soạn giáo án Toán 3 cánh diều bài Vẽ trang trí hình tròn, GA word Toán 3 cd bài Vẽ trang trí hình tròn, giáo án Toán 3 cánh diều bài Vẽ trang trí hình tròn
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác