Tải GA word đạo đức 3 cánh diều
Dưới đây là giáo án đạo đức 3 cánh diều. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 2345. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Tải GA word đạo đức 3 cánh diều
Đầy đủ Giáo án đạo đức tiểu học cánh diều
- Giáo án Đạo đức 5 mới năm 2024 cánh diều
- Bài giảng điện tử đạo đức 4 cánh diều
- Giáo án đạo đức 4 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint đạo đức 3 cánh diều
- Tải GA word đạo đức 3 cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2. HAM HỌC HỎI
BÀI 4: EM HAM HỌC HỎI
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi
- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình
- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.
- Giao tiếp và hợp tác: Thu nhận được thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi; Đưa ra được cách thức giải quyết vấn đề trong một số tình huống thể hiện việc ham học hỏi.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những việc làm thể hiện ham học hỏi; không đồng tình với những việc làm không thể hiện ham học hỏi.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ : Đi học đầy đủ, đúng giờ, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập ; Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết ; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên: Sgk đạo đức 3, sgv đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, màn hình máy chiếu (nếu có), tranh ảnh, clip liên quan đến bài học.
- Đối với học sinh: Sgk đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, thẻ mặt cười/ mặt buồn.
SOẠN GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 2 CÁNH DIỀU CHUẨN:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo cảm hứng học tập cho HS - Kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học em ham học hỏi. b. Cách thức thực hiện: - GV mở clip bài hát: “Mẹ ơi tại sao?” của nhạc dĩ Nguyền Đình Nguyên và trả lời câu hỏi: Bạn trong bài hát đã hỏi mẹ về những điều gì? (https://www.youtube.com/watch?v=ypi7sgke9gI) - GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài 4. Em ham học hỏi.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Đọc truyện «Bác Hồ học tiếng Pháp» và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi - Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu câu chuyện Bác Hồ học tiếng Pháp, mời 1 HS đọc to câu chuyện trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm ý trong truyện để trả lời câu hỏi: + Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì? + Việc làm đó đã giúp Bác Hồ điều gì?
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- GV đặt câu hỏi: Từ cách học của Bác Hồ, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? - GV gọi HS chia sẻ, nhận xét, hệ thống lại một số biểu hiện của việc ham học hỏi là: Tự giác học tập, tìm tòi, tiếp thu ý kiến, chưa hiểu phải hỏi,.. Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. b. Cách thức thực hiện: - GV treo/ chiếu hình ảnh, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. a. Hãy cho biết việc làm của các bạn nào trong tranh thể hiện ham học hỏi? b. Em hãy nêu những biểu hiện khác của việc ham học hỏi. - GV tổ chức cho HS chia nhóm 2, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm ra câu trả lời. - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận, mời 2 – 3 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong 4 tranh trên, bạn nhỏ trong các tranh 1, 2 và 3 thể hiện ham học hỏi. Như vậy, chúng ta có thêm các biểu hiện ham học hỏi khác như: thích khám phá điều mới lạ, tích cực phát biểu, chăm đọc sách báo... - GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy theo em, bạn nhỏ trong tranh 4 chỉ ham chơi điện tử sẽ dẫn đến hậu quả gì? - GV gọi 1 – 2 HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời. GV kết luận: Mỗi chúng ta cần cố gắng học hỏi mỗi ngày để có nhiều kiến thức bổ ích. Đừng như bạn nhỏ trong tranh 4, chỉ mải chơi game không lo tìm tòi học hỏi dẫn tới kiến thức bị hạn hẹp, bị điểm kém và bỏ qua cơ hội khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài với vô vàn điều thú vị. SOẠN GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 3 CÁNH DIỀU KHÁC:Hoạt động 3. Kể chuyện theo tranh và thảo luận cùng bạn a. Mục tiêu: Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình. b. Cách thức thực hiện: - GV treo/ chiếu hình ảnh câu chuyện, lần lượt kể theo tranh câu chuyện: Chuyện của bạn Bảo cho hs lắng nghe. - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời: + Bạn Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao? + Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì? - GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét, đánh giá, kết luận
C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây? Vì sao? a. Mục tiêu: Đồng tình với việc làm thể hiện ham học hỏi, không đồng tình với việc làm không thể hiện ham học hỏi. b. Cách thực thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu nội dung bài 1, suy nghĩ và trả lời. - GV đọc lần lượt từng ý, gọi 1 HS đứng dậy trả lời và giải thích. Thực hiện lần lượt cho đến khi hết các ý. a. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài b. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp. c. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè. d. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại đáp án: + Đồng tình với hành vi, biểu hiện: b, c, d + Không đồng tình với hành vi, biểu hiện: a SOẠN GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 4 CÁNH DIỀU CHẤT LƯỢNG KHÁC:Hoạt động 2. Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS luyện tập, củng cố các việc làm thể hiện sự ham học hỏi. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, phân tình huống cho các nhóm, yêu cầu các nhóm, đóng vai xử lí tình huống được phân công. + TH1. Trong khi các bạn hào hứng chia sẻ, thảo luận nhóm, Minh và Hoàng vẫn say sưa bàn luận về bộ phim hoạt hình đã xem tối qua. Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì? + TH2. Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm truyện kể về một tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt Nam. Em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này? - GV mời đại diện 2 nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống, GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi các nhóm có cách xử lí tình huống phù hợp và nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
Hoạt động 3. Chơi trò chơi “ĐÚNG HAY SAI” a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức trong bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu các câu hỏi có đáp án lựa chọn là Đúng/sai. Khi GV chiếu và đọc câu hỏi, hô: Đúng hay sai? thì HS sẽ đồng loạt giơ tay (quy ước: xòe bàn tay là đúng, nắm bàn tay là sai). GV gọi một số HS đứng dậy giải thích câu trả lời của mình. Câu 1. HS tiểu học chưa cần ham học hỏi? Câu 2. Thích khám phá thế giới xung quanh là biểu hiện của ham học hỏi? Câu 3. Hăng say phát biểu không phải biểu hiện ham học hỏi? Câu 4. Ham học hỏi sẽ có thêm nhiều kiến thức? Câu 5. Khám phá các tính năng trong các trò chơi điện tử là biểu hiện ham học hỏi? - GV kết thúc trò chơi, tuyên dương HS có nhiều đáp án đúng. ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:
D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Liên hệ được những việc bản thân đã làm thể hiện sự ham học hỏi. b. Cách thức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ rèn luyện và thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi theo phiếu rèn luyện ở bài tập 6, vở bài tập đạo đức 3. - GV yêu cầu HS về đọc một cuốn sác mà em yêu thích và ghi lại vào sổ tay những điều đã học được từ cuốn sách ấy. - GV yêu cầu HS quan sát môi trường xung quanh và ghi chép lại những điều mới mẻ. - GV chốt lại kiến thức, đọc rõ lời khuyên, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh: Tích cực phát biểu Chưa hiểu hỏi ngay Còn nhiều điều hay Đang đợi em đấy |
- HS nghe bài hát, trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài đã hỏi mẹ: + Tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi + Tại sao trời nhiều mây thế, tại sao mẹ ơi trời mưa hay nắng... + Tại sao trong giấc chiêm bao, ông tiên hiện về ông nói ông cười. + Tại sao ông có lưng cong, tiếng ông ồm ồm, râu tóc ông dài. + Tại sao ba nói thương con, nhớ thương là gì vì sao hỡi mẹ. - HS tập trung lắng nghe.
- HS quan sát hình, nghe GV giới thiệu, đọc thầm theo bạn.
- HS bắt cặp, thảo luận, trả lời: + Bác Hồ học tiếng Pháp: Mượn sách, hỏi người trên tàu, viết vào giấy, dán vào chỗ làm việc để học... Bác còn tham gia viết bài, nhờ người trong tòa soạn sửa lỗi... + Việc làm đó giúp bác nói và viết thành thạo tiếng Pháp. - HS đứng dậy chia sẻ bài học mình đã rút ra được. - HS chăm chú lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh, bắt cặp trả lời câu hỏi: a. Việc làm thể hiện ham học hỏi: + Hình 1 + Hình 2 + Hình 3 b. Những biểu hiện khác của việc ham học hỏi: + thích khám phá điều mới lạ, + tích cực phát biểu + chăm đọc sách báo...
- HS trình bày kết quả trước lớp
- HS chăm chú lắng nghe, tiếp thu
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức
- HS quan sát tranh, nghe GV kể chuyện.
- HS hình thành nhóm, thảo luận, trả lời câu hỏi: + Bạn Bảo không phải người ham học hỏi vì gặp bài toán khó không biết giải bạn bỏ qua mà không nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo. + Việc ham học hỏi sẽ giúp chúng ta biết được nhiều điều hay, mở mang kiến thức và tiến bộ từng ngày.
- HS lắng nghe yêu cầu, xung phong trả lời
- HS tập trung lắng nghe, đối chiếu đáp án.
- HS hình thành nhóm, phân nhiệm vụ cho các thành viên. + TH1. Em sẽ nhắc nhở, góp ý để hai bạn ấy cùng nhóm tham gia, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, vừa biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích. + TH2. Em sẽ tìm tòi tài liệu trong các sách lịch sử, nếu ko được em nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè.
- HS lên đóng vai, xử lí tình huống
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình
- HS nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia, trả lời câu hỏi + C1. Sai + C2. Đúng
+ C3. Sai
+ C4. Đúng + C5. Sai
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe, đọc theo, ghi nhớ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác