Soạn giáo án toán 3 Cánh diều bài Diện tích một hình (1 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 bài Diện tích một hình (1 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

DIỆN TÍCH MỘT HÌNH

( 1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS cần đạt:

- Có biểu tượng về diện tích như “phần bề mặt phẳng” của một đồ vật hay một đối tượng cụ thể đang “chiếm giữ”.

- Có biểu tượng về số đo diện tích thông qua việc đếm số ô vuông mà “diện tích” của một đồ vật hay một đối tượng cụ thể đang “chiếm giữ” (diện tích như là một số đo và đo bằng số ô vuông đơn vị).

- Thực hành xác định diện tích của một số đồ vật sử dụng đơn vị đo tự quy ước.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận theo nhiệm vụ của bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn, tìm tòi và phát hiện nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực tự học: Khám phá những tài liệu, sách, vở liên quan đến bài học.

- Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
  • Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
  1. Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ, cẩn thận, tích cực.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
  4. Thiết bị dạy học:

-  Đối  với giáo viên : Giáo án, SGK, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học, một tờ giấy hình tròn, một tờ giấy hình chữ nhật, một số hình vuông bằng nhau.

-  Đối với học sinh : SGK, dụng cụ học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS hình thành biểu tượng về “phần bề mặt” và diện tích một hình trong thực tế.

b. Cách thức thực hiện

- GV trình chiếu tranh:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 bạn:

Quan sát tranh và nói cho bạn nghe thông tin về bức tranh.

- GV yêu cầu HS đặt quyển SGK lên mặt bàn học và dùng tay xoa lên bề mặt bìa quyển sách để cảm nhận.

- GV giới thiệu:

+ Có một khái niệm toán học liên quan đến “phần bề mặt phẳng” của một hình, đó là “Diện tích một hình”.

+ Bề mặt của bìa SGK Toán gọi là diện tích của bìa sách, bề mặt của bảng xanh gọi là diện tích bảng xanh, bề mặt bàn học gọi là diện tích mặt bàn, …

- GV mời 3 HS chỉ vào đồ vật trong phòng học và gọi tên, ví dụ: bề mặt viên gạch là diện tích viên gạch, …

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV gợi vấn đề và dẫn dắt vào bài học: Diện tích một hình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được diện tích một hình, hai hình có diện tích bằng nhau, hình có diện tích bé hơn, hình có diện tích lớn hơn.

b. Cách thức thực  hiện

- GV chia lớp thành nhóm 4 bạn, mỗi nhóm có các tờ giấy hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.

- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm:

+ Quan sát “phần bề mặt” của hình tròn và hình chữ nhật:

+ Hãy gọi tên: diện tích hình tròn là gì? Diện tích hình chữ nhật là gì?

+ Hãy đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn sau đó so sánh diện tích hình tròn và diện tích hình chữ nhật ?

- GV nhận xét, kết luận: diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn vì hình chữ nhật nằm hoàn toàn bên trong hình tròn.

- GV trình chiếu và yêu cầu HS quan sát hình vẽ sau:

- GV yêu cầu HS quan sát “phần bề mặt” mà hình A và hình B đang “chiếm giữ”, GV chỉ vào hình tương ứng và gọi tên: Diện tích hình A, diện tích hình B.

- GV đặt câu hỏi: Hình A có mấy ô vuông? Hình B có mấy ô vuông?

- GV kết luận: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông. Diện tích hình B bằng 5 ô vuông.

Ta nói: diện tích hình A bằng diện tích hình B.

- GV trình chiếu và yêu cầu HS quan sát hình vẽ sau gồm 3 hình có tên là P, M, N:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Hình P, M, N lần lượt có bao nhiêu ô vuông?

- GV chốt lại: Hình P gồm 10 ô vuông, hình M gồm 6 ô vuông, hình N gồm 4 ô vuông. Ta thấy hình P được tách ra thành hình M và N hay hình M và N ghép lại tạo thành hình P. Ta nói: diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N.

- GV chốt lại 3 nội dung kiến thức vừa thảo luận:

+ Hình có diện tích bé hơn, hình có diện tích lớn hơn.

+ Hai hình có diện tích bằng nhau.

+ Hình có diện tích bằng tổng diện tích của hai hình khác.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS luyện tập nhận biết diện tích của một hình và vận dụng trong một số tình huống thực tế.   

b. Cách thức thực hiện

Bài 1. Diện tích mỗi hình sau gồm bao nhiêu ô vuông?

- GV trình chiếu bài 1.

- GV yêu cầu HS làm bài 1 theo cặp:

+ Chỉ vào hình và nói cho nhau nghe phần diện tích của mỗi hình.

+ Đếm số ô vuông có ở “phần bề mặt” của mỗi hình.

- GV mời đại diện HS trình bày.

 

 

 

- GV chữa bài, chỉnh sửa lỗi sai cho HS.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: Các hình dưới đây được tạo thành từ các ô vuông như nhau:

Trả lời các câu hỏi:

a) Những hình nào có diện tích bằng nhau?

b) Hình nào có diện tích lớn hơn diện tích hình A?

- GV trình chiếu bài 2.

- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau theo cặp:

+ Đếm số ô vuông ở mỗi hình và viết ra nháp.

+ Viết vào vở diện tích mỗi hình, ví dụ: diện tích hình A bằng 4 ô vuông.  

- GV mời đại diện lên bảng viết kết quả.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 3. Quan sát hình rồi thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hình A gồm mấy ô vuông? Hình B gồm mấy ô vuông? Hình C gồm mấy ô vuông?

b) So sánh diện tích hình A và tổng diện tích hình B và hình C.

- GV trình chiếu bài 3.

- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Làm bài 3 vào vở.

+ Làm việc cặp đôi: Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- GV mời đại diện HS lên bảng trình bày.

 

 

 

- GV chốt lại:

+ Diện tích hình A bằng tổng diện tích hình B và C vì 18 = 10 + 8.

+ Có thể chia một hình ra thành nhiều hình nhỏ thì tổng diện tích không thay đổi.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về diện tích một hình trong một số tình huống thực tế.

b. Cách thức thực hiện

Bài 4: Thực hành

- Lấy một số hình vuông giống nhau.

- Xếp các hình vuông đó phủ kín bìa sách toán.

- Đếm số hình vuông đã sử dụng.

- Nói: diện tích bìa sách toán khoảng bao nhiêu hình vuông?

 

- GV trình chiếu bài 4 và phát cho HS các hình vuông đã chuẩn bị.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp bài 4.

- GV mời đại diện HS trả lời kết quả.

- GV nhận xét, kết luận.

- GV mở rộng: cho HS thực hiện hoạt động như bài 4 đối với các đồ dùng khác như mặt bàn,…

- GV nhận xét và tổng kết bài học.

* Củng cố dặn dò

- GV nêu câu hỏi: Buổi học hôm nay các em biết thêm điều gì mới?

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để thực hành thêm các tình huống thực tế liên quan đến diện tích một hình và trình bày lại vào vở, hôm sau chia sẻ với bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh sau đó chú ý lắng nghe.

- HS thảo luận với bạn.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ từ đó nhận biết: phần bề mặt mà mặt bàn hay bìa sách đang chiếm giữ.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tìm kiếm và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận các hình từ GV.

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: diện tích hình tròn là bề mặt hình tròn, diện tích hình chữ nhật là bề mặt hình chữ nhật.

 

 

- HS nhận biết: diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn vì hình chữ nhật nằm hoàn toàn bên trong hình tròn.

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung theo dõi.

 

 

- HS trả lời: hình A có 5 ô vuông, hình B có 5 ô vuông.

 

- HS nêu một số cách tìm số hạng chưa biết.   

 

 

 

- HS quan sát hình vẽ.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: hình P có 10 ô vuông, hình M có 6 ô vuông, hình N có 4 ô vuông.

 

- HS tập trung theo dõi, ghi nhận kiến thức.

 

 

 

 

 

- HS ghi nhận kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi đề bài 1.

 

- HS làm bài 1 theo cặp.

 

 

 

 

- HS trả lời.

Kết quả đúng:

Hình A gồm 3 ô vuông. Hình B gồm 7 ô vuông. Hình C gồm 6 ô vuông. Hình D gồm 7 ô vuông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đề bài 2.

 

 

- HS làm ra nháp và viết kết quả vào vở.

- HS trao đổi kiểm tra chéo với bạn.

- HS lên bảng thực hiện. HS khác theo dõi.

Kết quả đúng: 

Hình A có diện tích bằng 4 ô vuông.

Hình B có diện tích bằng 3 ô vuông.

Hình C có diện tích bằng 4 ô vuông.

Hình D có diện tích bằng 5 ô vuông.

Hình E có diện tích bằng 4 ô vuông.

Vậy hình D có diện tích lớn hơn diện tích hình A.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình bài 3..

            

                             

 

 

- HS trả lời.

Hình A gồm 18 ô vuông.

Hình B gồm 10 ô vuông.

Hình C gồm 8 ô vuông.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe nhiệm vụ.  

- HS tích cực tham gia.

- HS trả lời.

 

 

- HS thực hiện đo diện tích một số vật thật.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS làm ở nhà.  


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 3 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Toán 3 cánh diều bài Diện tích một hình (1 tiết), GA word Toán 3 cd bài Diện tích một hình (1 tiết), giáo án Toán 3 cánh diều bài Diện tích một hình (1 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác