Soạn giáo án toán 3 Cánh diều bài Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) trang 93
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 bài Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) trang 93 sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ (tiếp theo)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc.
- Giải quyết một số tình huống thực tế liên quan đến các quy rắc tính giá trị của biểu thức số.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận theo nhiệm vụ của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn, tìm tòi và phát hiện nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự học: Khám phá những tài liệu, sách, vở liên quan đến bài học.
- Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - GV yêu cầu HS đọc kĩ các tình huống nêu trong tranh và nêu cách tính của mình. - HS xem tranh, đối chiếu với ý nghĩa thực tế của bài toán và các quy tắc tính giá trị của biểu thức đã được học, từ đó nêu ý kiến bình luận về tình huống nêu trong tranh. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS hình thành các quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc. b. Cách thức thực hiện - GV giúp HS nhận xét: Trong biểu thức (16 + 20) : 4 ngoài các phép tính còn xuất hiện dấu ngoặc (). Vậy, khi tính giá trị của biểu thức này ta cần thực hiện các phép tính theo thứ tự nào? Dấu ngoặc đóng vai trò gì? - GV: Người ta dùng dấu ngoặc () để nói rằng phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước. Nghĩa là khi tính giá trị của biểu thức (16 + 20) : 4, ta vẫn cần thực hiện phép cộng 16 + 20 = 36 trước rồi mới thực hiện phép chia 36 : 4 = 9.
- GV kết luận: + Các biểu thức: 15 – (5 + 7) ; 5 × (4 + 2) ; 105 : (14 – 9) ; 80 : (4 × 2) ;…đều là biểu thức có dấu ngoặc (). + Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
- HS vận dụng các quy tắc được học để làm các ví dụ nêu trong khung kiến thức. GV gọi 3 HS lên bảng trình bày. Ví dụ: a) (16 + 20) : 4 b) 84 – (19 – 15) c) 9 × (73 – 65)
- GV nhận xét, đánh giá.
|
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- HS xem tranh, đối chiếu.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
|
Soạn giáo án Toán 3 cánh diều bài Tính giá trị của biểu thức số, GA word Toán 3 cd bài Tính giá trị của biểu thức số, giáo án Toán 3 cánh diều bài Tính giá trị của biểu thức số
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác