Soạn giáo án toán 3 Cánh diều bài 7 Bảng nhân 4 (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 bài 7 Bảng nhân 4 (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: BẢNG NHÂN 4.
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 4 và thành lập Bảng nhân 4.
- Vận dụng Bảng nhân 4 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Thông qua việc thao tác, tìm kết quả từng phép nhân trong Bảng nhân 4, vận dụng Bảng nhân 4 để tính nhẩm, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán.
- Thông qua việc nhận biết phép nhân từ các tình huống khác nhau thể hiện qua tranh vẽ, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Phóng to Bảng nhân 4.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 4.
- Các thẻ giấy ghi các số: 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40.
- Đối với học sinh
- SHS.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||
TIẾT 1: BẢNG NHÂN 4 |
|||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Nhớ lại bảng nhân 3, tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra chung cả lớp bảng nhân 3. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền bóng” ôn lại bảng nhân 3.
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK và nói cho bạn nghe về những điều quan sát được từ bức tranh: - GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân: Mỗi xe ô tô có 4 bạn. Hỏi 3 xe ô tô có tất cả bao nhiêu bạn? - GV khai thác thêm: + Nếu thêm 1 xe ô tô nữa thì ta có phép nhân nào? + Nếu tiếp tục thêm 1 xe ô tô có 4 bạn nữa thì sao? .... - GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: " Để tìm kết quả của phép nhân ta có thể chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm thêm, việc này rất tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì ta sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng." GV giới thiệu bài mới: "Bảng nhân 4" (GV đọc và ghi) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS nhận biết, thành lập được bảng nhân 4 và ghi nhớ được bảng nhân 4. b. Cách tiến hành: * GV tổ chức cho HS thành lập Bảng nhân 4. - HS lần lượt lấy ra các tấm thẻ, mỗi thẻ có 4 chấm tròn rồi lần lượt nêu các phép nhân tương ứng (cả lớp cùng thực hiện theo hiệu lệnh của GV, hai bạn cùng bàn trao đổi chéo), chẳng hạn: + Tay đặt 1 tấm thẻ , miệng nói: 4 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân: 4 × 1 = 4 + Tay đặt 2 tấm thẻ , miệng nói: 4 được lấy 2 lần. Ta có phép nhân: 4 × 2 = 8. + Tay đặt 3 tấm thẻ , miệng nói: 4 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân: 4 × 3 = 12. - GV dẫn dắt: Chúng ta vừa lập được 3 phép tính đầu tiên của bảng nhân 4, cả lớp đọc lại cho cô 3 phép tính. - GV yêu cầu HS quan sát lên bảng và trả lời câu hỏi: Các con có nhận xét gì về thừa số thứ nhất của các phép nhân này? Các thừa số thứ hai có gì đặc biệt? Các con quan sát kết quả của 3 phép tính đầu tiên, chúng ta thấy tích sau như thế nào so với tích trước? ..... (GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành Bảng nhân 4) - GV mời các nhóm báo cáo.
* GV trình chiếu hoặc viết bảng giới thiệu Bảng nhân 4. - GV cho HS chủ động đọc, ghi nhớ bảng nhân 4: sau đó đọc lại cho bạn nghe (không nhìn bảng+vở). - HS đọc cá nhân – đọc theo tổ – đồng thanh
* GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đố bạn" trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng nhân 4".
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Luyện tập, vận dụng bảng nhân 4 để tính nhẩm và thực hành giải được các dạng bài tập liên quan. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS thực hiện BT1 theo cặp, tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 4 rồi tự hoàn thành các phép tính vào vở ghi. + Cá nhân HS tìm kết quả các phép nhân nêu trong bài. + GV cho HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 - GV gọi 1 HS quan sát hình, đọc đề, nêu cách làm. - GV yêu cầu HS tỉnh nhầm kết quả của phép tính ghi ở mỗi lá sen, rồi nối (hoặc nói) mỗi lá sen với con ếch ghi số là kết quả của phép tính tương ứng . GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành BT. - GV mời các HS trình bày. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 - GV cho HS quan sát tranh, đọc, xác định yêu cầu đề: - GV yêu cầu cá nhân HS suy nghĩ viết lần lượt các phép nhân tương ứng với các hình ảnh thích hợp vào vở hoặc bảng con. - GV yêu cầu hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh. - GV mời các cặp đôi chia sẻ trước lớp.
- GV đặt câu hỏi phát triển thêm để HS nêu phép nhân tương ứng: + Nếu có 7 chiếc rổ như thế thì có tất cả bao nhiêu củ cải? .... - GV khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự đố bạn trả lời. - GV nhận xét, kết luận.
|
- Cả lớp đồng thanh. - HS nối tiếp nhau cầm quả bóng và đọc các phép nhân tương ứng trong bảng nhân 3. - Lớp quan sát, hai bạn cùng bàn trao đổi nói cho nhau nghe.
- HS giơ tay trả lời được: Có tất cả 3 xe ô tô, mỗi ô tô có 4 người. Vậy 4 được lấy 3 lần, ta có phép nhân: 4 3 = 12. ( 4 + 4 + 4 = 12). - HS giơ tay trả lời: 12 + 4 = 16 hoặc 4 4 = 4 + 4 + 4 + 4 = 16 - HS giơ tay trả lời: 16 + 4= 20 hoặc 4 5 =4 + 4 + 4 + 4 + 4= 20.
- HS chú ý nghe, ghi vở và đồng thanh.
- HS thực hiện cặp đôi theo sự điều hành của GV.
- HS thực hiện và đưa ra phép nhân: 4× 1 = 4
- HS thực hiện và đưa ra phép tính: 4× 2 = 4 + 4= 8 4 × 2 = 2 × 4 = 8
- HS thực hiện và đưa ra được phép tính: 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12 - Cả lớp đồng thanh
- HS trả lời: Thừa số đầu tiên đều là 4 Thừa số thứ 2 tăng dần thêm một đơn vị. Tích liền sau hơn tích trước 4 đơn vị ( do 4 được lấy thêm 1 lần)
-1, 2 nhóm báo cáo kết quả. - Hoạt động cặp đôi, kiểm tra cho nhau. - Mời 1, 2 nhóm trình bày
- 1, 2 nhóm báo cáo kết quả: Mỗi tấm thẻ có 4 chấm tròn lần lượt lấy ra 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 tấm thẻ rồi nêu các phép nhân tương ứng: 4 × 4 = 16 4 × 5= 20 4 × 6 = 24 4 × 7 = 28 4 × 8 = 32 4× 9 = 36 4 × 10 = 40
- Đại diện 2,3 nhóm đọc trước lớp.
- Cá nhân – tổ – đồng thanh .
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV.
- HS tự thực hiện bài tập vào vở cá nhân. - Kết quả:
- HS chú ý nghe, sữa chữa.
- HS giơ tay đọc đề, nêu cách làm.
|
Soạn giáo án Toán 3 cánh diều bài 7 Bảng nhân 4 (2 tiết), GA word Toán 3 cd bài 7 Bảng nhân 4 (2 tiết), giáo án Toán 3 cánh diều bài 7 Bảng nhân 4 (2 tiết)
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác