Soạn giáo án điện tử Toán 7 Kết nối bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu

Giáo án powerpoint toán 7 kết nối tri thức mới bài bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên, đài truyền hình cần biết đánh giá cũng như sở thích của người xem về các chương trình của đài.

Em có thể giúp đài truyền hình thu thập những thông tin này không?

Em có thể đề xuất một vài cách để thu thập thông tin này?

Đối tượng mà em hướng đến để thu thập thông tin này là ai?

CHƯƠNG V. THU THẬP VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU

BÀI 17: THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

NỘI DUNG BÀI HỌC

Thu thập và phân loại dữ liệu

Tính đại diện của dữ liệu

  1. THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

HĐ1

Em hãy giúp đài truyền hình thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các bạn trong tổ, sử dụng ba câu hỏi sau:

  • Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để xem ti vi?
  • Các chương trình ti vi bạn xem là gì?
  • Bạn có cho rằng các chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn không? Chọn một trong các ý kiến sau:

          Rất đồng ý, Đồng ý, Không đồng ý, Rất không đồng ý.

HĐ2

Lập bảng thống kê cho ba dãy dữ liệu thu được

HĐ3

Trong ba dãy dữ liệu thu được, dãy nào là dãy số liệu? Dãy nào không là dãy số liệu? Dãy nào có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm?

Trả lời

Dãy (1) là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự.

Dãy (2) không là dãy số liệu, không thể sắp xếp.

Dãy (3) không là là dãy số liệu, có thể sắp xếp.

Dữ liệu được phân loại theo sơ đồ sau:

Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng.

Dữ liệu không là số còn gọi là dữ liệu định tính.

Chú ý:

Dữ liệu không là số có thể phân thành hai loại:

  • Loại không thể sắp thứ tự.
  • Loại có thể sắp thứ tự.
  • Em hãy lấy một ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự.

Trả lời

  • Ví dụ: các mức đánh giá về mức độ đề thi học kì từ: Rất dễ đến Rất khó.
  • Mức độ đánh giá về chất lượng học của một phần mềm trức tuyến với các mức:

Ví dụ 1

Bình đã phỏng vấn các bạn trong lớp và thu được các dãy dữ liệu sau.

(1) Cân nặng (đơn vị kilôgam) của năm bạn học trong lớp:

43; 41; 48; 45; 52.

(2) Tên một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng:

Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh.

(3) Đánh giá của bốn bạn học sinh về chất lượng bài giảng môn Toán:

Tốt, Xuất sắc, Khá Tốt, Trung bình.

Em hãy xác định mỗi dãy dữ liệu đó thuộc loại nào.

Giải

  • Dãy dữ liệu (1) là dãy số liệu.
  • Dãy dữ liệu (2) không phải là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.
  • Dãy dữ liệu (3) không phải dãy số liệu, có thể sắp xếp theo thứ tự từ mức cao nhất đến mức thấp nhất (Xuất sắc, Tốt, Khá Tốt, Trung bình) nên đây là dãy dữ liệu không là số, có thể sắp thứ tự.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử toán 7 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử toán 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint toán 7 KNTT bài 17: Thu thập và phân loại dữ, bài giảng điện tử toán 7 Kết nối

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

1. THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

Hoạt động 1: Em hãy giúp đài truyền hình thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các bạn trong tổ, sử dụng ba câu hỏi sau:

(1) Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để xem ti vi?

(2) Các chương trình ti vi bạn xem là gì?

(3) Bạn có cho rằng các chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn không? Chọn một trong các ý kiến sau: Rất đồng ý, Đồng ý, không đồng ý, Rất không đồng ý.

Hướng dẫn giải:

- Trung bình mỗi ngày bạn Lan dành 1 giờ để xem ti vi, bạn xem hoạt hình, kênh bông hoa nhỏ... Bạn Lan cho rằng các chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn

- Trung bình mỗi ngày bạn Nam dành 2 giờ để xem ti vi, bạn xem hoạt hình, xem thời sự,... Bạn Nam cho rằng các chương trình ti vi hiện nay không hấp dẫn lắm

- Trung bình mỗi ngày bạn Nga dành 3 giờ để xem ti vi, bạn xem chương trình ca nhạc, thời trang... Bạn Nga cho rằng các chương trình ti vi hiện nay cực kỳ hấp dẫn.

Hoạt động 2: Lập bảng thống kê cho ba dãy dữ liệu thu được.

Hướng dẫn giải:

 

Lan

Nam

Nga

(1)

1h

2h

3h

(2)

Hoạt hình, kênh bông hồng nhỏ…

Hoạt hình, xem thời sự,..

Chương trình ca nhạc, thời trang,…

(3)

Đồng ý

Không đồng ý

Rất đồng ý

Hoạt động 3: Trong ba dãy dữ liệu thu được, dãy nào là dãy số liệu? Dãy nào không là dãy số liệu? Dãy nào có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm?

Hướng dẫn giải:

Trong ba dãy trên:

Dãy (1) là dãy số liệu

Dãy (2),(3) không phải là dãy số liệu.

Dãy (1) và (3) có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm dần.

Câu hỏi: Em hãy lấy một ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự:

Dữ liệu về :

  • Phần thưởng cho học sinh : Giải nhất, giải nhì, giải ba, giải đặc biệt...
  • Đánh giá học lực của học sinh: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu.

Luyện tập 1: 

a. Em hãy đưa ra một số câu hỏi phỏng vấn đề:

(1) Khảo sát ý kiến của các bạn trong lớp về vật nuôi yêu thích;

(2) Khảo sát thời gian (giờ) mà các bạn trong lớp dành cho hoạt động thể thao trong ngày.

b. Với mỗi dãy dữ liệu thu được, em hãy cho biết dữ liệu đó thuộc loại nào.

Hướng dẫn giải:

a.

(1) Khảo sát ý kiến của các bạn trong lớp về vật nuôi yêu thích : chó, mèo, gà, vịt, trâu...

(2) Khảo sát thời gian (giờ) mà các bạn trong lớp dành cho hoạt động thể thao trong ngày: 1; 2;3;...

b.

Dãy (1) không là dãy dữ liệu số, không thể sắp thứ tự

Dãy (2) là dãy dữ liệu số, có thể sắp thứ tự

Tranh luận:

Một số tuyến xe buýt ở Hà Nội mà bạn An đã đi là: 01; 02; 12; 15.

Hướng dẫn giải:

Dãy đã cho là dãy số liệu => Ủng hộ bạn Tròn.

2. TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA DỮ LIỆU

Hoạt động 3: Vuông và Tròn muốn tìm hiểu về mức độ thường xuyên lên thư viện trường của các bạn học sinh trong trường nên đã lập phiếu như Hình 5.1 để tiến hành khảo sát. Em hãy thảo luận nhóm và cho biết dữ liệu thu được trong mỗi cách làm của Vuông và Tròn có đại diện cho toàn bộ học sinh trong trường không?

Hướng dẫn giải:

Cách làm của bạn Tròn thể hiện tính cụ thể cho mỗi bạn học sinh

Cách làm của bạn Vuông thì mang tính đại diện

Luyện tập 2: Em hãy cho biết cách khảo sát sau có đảm bảo được tính đại diện không: Để đánh giá mức độ phù hợp của đề thi thử môn Toán, nhà trường đã cho các bạn trong câu lạc bộ Toán học làm bài và xem xét kết quả.

Hướng dẫn giải:

Cách khảo sát sau không đảm bảo được tính đại diện vì các bạn không nằm trong câu lạc bộ Toán học chưa được khảo sát

Tranh luận: Làm cách nào để thực hiện khảo sát thời gian sử dụng mạng Internet vào hai ngày cuối tuần của mỗi bạn học sinh trong trường?

Theo em, cách làm của bạn nào hợp lí hơn?

Hướng dẫn giải:

Theo em cách làm của bạn Tròn có độ chính xác cao hơn nên là hợp lý.