Sưu tầm những mẩu truyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm và kể lại cho bạn nghe mẩu chuyện mà em thích nhất về nhân vật này.

2. Sưu tầm những mẩu truyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm và kể lại cho bạn nghe mẩu chuyện mà em thích nhất về nhân vật này.


Sau khi ông mất, những giai thoại về tài đoán số của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không ngừng được người đời lưu truyền. Một trong số đó là mẩu chuyện dưới đây:

Ngày xuân năm mới sắp tới, mời các bạn cùng suy ngẫm về giai thoại sau:

Tối 30 tết năm ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò từ xa đến, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi cửa. Ông sai gia nhân ra bảo người đó chờ chút. 

Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì. Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ "thiết đoản mộc tràng", nghĩa là "sắt ngắn gỗ dài". Ông hỏi học trò:

Anh đoán người đó vào đây để làm gì?

Anh học trò trả lời:

- Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài theo ý con, người này vào đây chắc chắn chỉ mượn có cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì sắt ngắn gỗ dài nữa đâu.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:

- Tôi đoán anh ta vào mượn cái búa.

Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật. Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích:

- Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì? Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để họ bổ củi nấu bánh chưng. Bấm que đã trúng, nhưng phán đoán phải cơ biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm.

Người học trò nghe xong rất khâm phục tài nghệ thầy mình.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 33 Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII, Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII trang 76, bài Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII sách vnen khoa học xã hội 7, giải khoa học xã hội 7 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác