Nêu những ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú so với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác.

Bài tập chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật

Câu 1: Nêu những ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú so với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác.

Câu 2: Tại sao cần phải tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người.

Câu 3: Phân biệt các phương pháp nhân giống giâm cành, chiết cành và ghép cành.

Câu 4: Tại sao khi ghép cành phải buộc chặt cành ghép vào gốc ghép?


Câu 1: Ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với đẻ trứng:

- Phôi được nuôi dưỡng bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai nên thai nhi luôn có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.

- Phôi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây hại.

Câu 2: 

- Cần phải tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người vì:

+ Việc tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

+ Việc phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và trẻ em đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống; công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống (ý tế, giáo dục, nhà ở,…) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người:

+ Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, cấy que tránh thai,…

+ Biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

+ Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khỏe mạnh.

Câu 3:

-Giống: Đều là hành động để trồng cây để cho ra sản phẩm.

-Khác:

+Giâm cành: ta lấy (cắt) một cành của một cây mẹ sau đó cắm xuống đất chờ cành bén rễ trong đấy và sẽ lớn dần.

+Ghép cây: lấy  1 đoạn cành của cây này  lên cây gốc ghép rồi buộc chặt cành ghép  vào gốc ghép nhằm để mô dẫn nối liền nhau.

+Chiết cành:  làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

Câu 4:  Phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép để mô dẫn (mạch gô và mạch rây) dễ nối liền với nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đên được tế bào của cành ghép hoặc mất ghép được dễ dàng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác