Đề số 3 : Đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời bài 16 Alcohol

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày về phản ứng thế nguyên tử hydrogen của nhóm -OH ở alcohol?

Câu 2 (4 điểm). Đun nóng ancohol A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ B, 12,3 gam hơi chất B chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng nhiệt độ 560oC, áp suất 1 atm. Oxi hoá A bằng CuO nung nóng thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. Công thức cấu tạo của A là?


Câu 1

(6 điểm)

* Phản ứng thế nguyên tử hydrogen của nhóm -OH ở alcohol là một trong những phản ứng quan trọng nhất của alcohol. Phản ứng này xảy ra khi nhóm hydroxyl (-OH) trong cấu trúc của alcohol tương tác với một chất tác nhân, thường là một kim loại kiềm như natri (Na), kali (K) hoặc kali hydroxit (KOH), tạo thành một sản phẩm mới, là muối của alcohol.

* PTHH:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

(CH3)2CHOH + KOH → (CH3)2CKO + H2O

Câu 2

(4 điểm)

* Phương trình phản ứng :

NaBr + H2SO4 → NaHSO4 + HBr (1)

ROH + HBr → RBr + H2O (2)

(A)      (B)

* Theo các phản ứng và giả thiết ta có :

nRBr = nN2 = 2,8/28 = 0,1 mol

=> MRBr = 12,3/0,1 = 123 gam/mol => R = 43

⇒ R là C3H7

=> Vậy ancohol A là C3H7OH. 

Vì oxi hóa A bằng CuO thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu nước Br2 nên công thức cấu tạo của A là CH3CH2CH2OH.

CH3CH2CH2OH + CuO → CH3CH2CHO (3)

CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr (4)


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 16 Alcohol, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 16

Bình luận

Giải bài tập những môn khác