Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đối tượng nào được đề cập nhiều nhất trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám?

  • A. Nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo.
  • B. Giai cấp công nhân và thực dân.

  • C. Bọn địa chủ và thực dân tàn ác.

  • D. Bọn phong kiến và thực dân Pháp.

Câu 2: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn         
  • B. Truyện vừa           

  • C. Truyện dài         

  • D. Tiểu thuyết

Câu 3: Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

  • A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.

  • B. Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.
  • C. Để lấy tiền gửi cho con.

  • D. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa.

Câu 4: Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt? 

  • A. Nhân vật "tôi" đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán

  • B. Nhân vật "tôi" đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra
  • C. Nhân vật "tôi" bị thương và sắp không qua khỏi 

  • D. Nhân vật "tôi" buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình 

Câu 5: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả bài Trong mắt trẻ?

  • A. Cô bé bán diêm 

  • B. Rằm tháng giêng 

  • C. Hoàng tử bé 
  • D. Hai đứa trẻ 

Câu 6: Ý nào dưới đây là biệt ngữ xã hội dùng trong triều đình phong kiến?

  • A. Ta

  • B. Tôi

  • C. Trẫm
  • D. Cậu 

Câu 7: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

  • A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.

  • B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
  • C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

  • D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 8: Ngoài được biết đến là nhà văn, Ai-tơ-ma-tốp còn làm công việc nào?

  • A.  Bác sĩ

  • B. Luật sư

  • C. Doanh nhân

  • D. Phóng viên

Câu 9: Trong Người thầy đầu tiên, người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

  • A. Bí ý tưởng khi đang sáng tác

  • B. Chưa lên được ý tưởng vẽ.

  • C. Tác phẩm dở dang của mình, sợ rằng nó sẽ chẳng ra gì hết.
  • D. Tác phẩm đã hoàn thành của mình, sợ rằng nó sẽ chẳng ra gì hết.

Câu 10: Bài thơ Mời trầu sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1869

  • B. 1845

  • C.1848

  • D. Chưa xác định

Câu 11: Trường hợp nào có thể sử dụng biệt ngữ xã hội?

  • A. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.

  • B. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.

  • C. Sử dụng trong thơ văn, những sáng tác văn học.
  • D. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.

Câu 12: Nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì qua câu thơ: ”Đừng xanh như lá bạc như vôi" 

  • A. Khuyên mọi người sống không nên coi trọng tình nghĩa, thủy chung
  • B. Khuyên mọi người sống phải coi trọng tình nghĩa, thủy chung

  • C. Khuyên mọi người sống phải luôn nghĩ cho bản thân mình 

  • D. Khuyên mọi người sống phải biết cố gắng làm việc, không phụ thuộc vào người khác 

Câu 13: Giá trị tư tưởng thể hiện ở hai câu cuối “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” là gì?

  • A. muốn nhắc nhở với những người dự thi về hoàn cảnh đất nước.

  • B. muốn đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người, nhất là những người tài.
  • C. muốn khơi gợi tình yêu dân tộc trong mỗi người, nhất là người tài.

  • D. muốn nhấn mạnh tình yêu nước với mỗi thí sinh dự thi.

Câu 14: Qua cảm nhận của Lý Bạch, em thấy thác núi Lư có vẻ đẹp như thế nào?

  • A, Hiền hòa, thơ mộng.

  • B. Êm đềm, thần tiên.

  • C. Hùng vĩ, tĩnh lặng.

  • D. Tráng lệ, kỳ ảo, sinh động.

Câu 15: Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, chúng ta có cảm nhận gì về tính cách, tâm hồn và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?

  • A. Nhà thơ rất yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.

  • B. Nhà thơ rất gần gũi với thiên nhiên.

  • C. Thể hiện tính cách mạnh mẽ, hào phóng, tình cảm trân trọng,ngợi ca và yêu quý tha thiết đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
  • D. Tâm trạng cô đơn, buồn thương da diết trước thiên nhiên hùng vĩ.

Câu 16: Cảnh trường thi như thế nào qua hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?

  • A. Thật bát nháo, kì quặc và ô hợp.
  • B. Thật tưng bừng sinh động.

  • C Thật căng thẳng và hồi hộp.

  • D. Thật quy mô và nghiêm túc.

Câu 17: Bài thơ Mời trầu được viết theo thể thơ nào? 

  • A. Lục bát

  • B. Thất ngôn bát cú đường luật

  • C. Thất ngôn tứ tuyệt
  • D. Tự do 

Câu 18: Phương thức biểu đạt chính của bài Mời trầu là gì?

  • A. Tự sự

  • B. Biểu Cảm
  • C. Miêu tả

  • D. Nghị luận 

Câu 19: Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất?

  • A. Sĩ tử và quan trường     

  • B. Quan trường và bà đầm     

  • C. Quan sứ và quan trường

  • D. Quán sứ và bà đầm 

Câu 20: Vì sao kì thi này phải tổ chức thi chung ở trường Nam?

 

  • A. Do trường Nam tổ chức tốt hơn.

  • B. Do trường Hà không tổ chức thi.

  • C. Cả nước chỉ có một trường duy nhất là trường Nam

  • D. Do thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường Hà bị bãi bỏ, các sĩ tử phải thi ở trường Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác