Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tên thật của nhà văn Nam Cao là gì?

  • A. Nguyễn Tường Lân

  • B. Trần Hữu Tri
  • C. Nguyễn Tường Tam

  • D. Nguyễn Trung Thành

Câu 2: Nam Cao quê ở đâu? 

  • A. Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

  • B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

  • C. Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Lí Nhân, Hà Nam.
  • D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 3: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

  • A. Lão Hạc ăn phải bả chó.

  • B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

  • C. Lão Hạc rất thương con
  • D.Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người

Câu 4: Khi gặp hoàng tử bé, nhân vật "tôi" cảm thấy như thế nào?

  • A. Ngạc nhiên
  • B. Buồn rầu

  • C. Thờ ơ

  • D. Chán nản 

Câu 5: Tác giả văn bản Hoàng tử bé là người ở đâu?

  • A. Nga 

  • B. Pháp 
  • C. Mỹ 

  • D. Nhật 

Câu 6: Biệt ngữ xã hội là gì? 

  • A. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, hoa,… 

  • B. Là từ chỉ được sử dụng ở một số bộ phận của một hoặc một số địa phương

  • C. Là những từ chỉ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội
  • D. Là những từ chỉ được sử dụng bởi một nhóm người nhất định

Câu 7: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

  • A. Sai.
  • B. Đúng.

Câu 8: Người kể chuyện ở đây phần (1) trong "Người thầy đầu tiên" là ai?

  • A. người trong làng

  • B. tác giả - họa sĩ
  • C. học sinh

  • D. bà Xu - lai - ma - nô - va

Câu 9: An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào?

  • A. Chán ghét

  • B. Thù địch

  • C. Quý mến
  • D. Tôn thờ

Câu 10: Biệt ngữ nào dưới đây không phải của vua quan trong triều đình phong kiến?

  • A. Trẫm.

  • B. Trúng tủ.
  • C. Long thể.

Câu 11: Đâu là biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa?

  • A. Trẫm, long bào, phi tần.

  • B. Rụng, táp.

  • C. Thánh, nữ tu, ông quản.
  • D. Chi, mô, răng rứa.

Câu 12: Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất?

  • A. Sĩ tử và quan trường     

  • B. Quán sứ và bà đầm      
  • C. Quan sứ và quan trường

  • D. Quan trường và bà đầm

Câu 13: Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, chúng ta có cảm nhận gì về tính cách, tâm hồn và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?

  • A. Nhà thơ rất yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.

  • B. Nhà thơ rất gần gũi với thiên nhiên.

  • C. Thể hiện tính cách mạnh mẽ, hào phóng, tình cảm trân trọng,ngợi ca và yêu quý tha thiết đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
  • D. Tâm trạng cô đơn, buồn thương da diết trước thiên nhiên hùng vĩ.

Câu 14: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya là gì?

  • A. Làm cho cảnh vật gần gũi hơn với con người, mang đầy sức sống, sự trẻ trung.
  • B. Làm nổi bật sự nên thơ, quyến rũ của phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hiểm trở, heo hút.

  • C. Làm nổi bật giọng hát đặc trưng của những người con gái nơi núi rừng Việt Bắc.

  • D. Làm nổi bật vẻ đẹp thánh thiện, kiêu sa của dòng suối như thể sắc đẹp của người thiếu nữ.

Câu 15: Bức tranh thiên nhiên trong câu thứ hai của bài thơ Cảnh khuya có đặc điểm gì?

  • A. Bức tranh vô cùng sống động, nhiều màu sắc, hình vẻ, lung linh ấm áp.

  • B. Bức tranh thiên nhiên tĩnh mịch, yên bình nhưng chứa ẩn những sự vận động, thay đổi tinh tế ở bên trong.

  • C. Bức tranh thiên nhiên vừa gần gũi, bình dị vừa đẹp đẽ, kiêu sa.

  • D. Bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, vừa lung linh vừa ấm áp, hòa hợp.

Câu 16: Điểm nhìn của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là?

  • A. Ngay dưới chân núi Hương Lô

  • B. Trên con thuyền xuôi dòng sông

  • C. Trên đỉnh núi Hương Lô

  • D. Đứng nhìn từ xa

Câu 17: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt     

  • B. Thất ngôn bát cú
  • C. Lục bát              

  • D. Song thất lục bát.

Câu 18: Thông tin sau về tác giả bài thơ Mời trầu là đúng hay sai: Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 19: Chỉ ra những từ ghép được sử dụng trong câu thơ đầu bài thơ Mời trầu.

  • A. Nho nhỏ 

  • B. Miếng trầu

  • C. Quả cau 
  • D. Miếng trầu hôi 

Câu 20: Hoàn cảnh sống của A-tư-nai hiện lên như thế nào?

  • A. Khá đầy đủ.

  • B. Nghèo về vật chất nhưng đầy đủ về tình cảm

  • C. Vất vả, thiếu thốn về mọi mặt
  • D. A-tư-nai chẳng quan tâm đến điều gì trên đời này nữa


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác