Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là gì?

  • A. Nghệ thuật vị nhân sinh
  • B. Nghệ thuật nghịch dị

  • C. Nghệ thuật vị kỉ

  • D. Nghệ thuật vị nghệ thuật

Câu 2: Năm sinh và năm mất của nhà văn Nam Cao là khi nào?

  • A. Sinh năm 1912, mất năm 1939.

  • B. Sinh năm 1910, mất năm 1987.

  • C. Sinh năm 1917, mất năm 1951.
  • D. Sinh năm 1910, mất năm 1942.

Câu 3: Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

  • A. Vì muốn làm giàu.

  • B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ.
  • C. Vì không lấy được người mình yêu.

  • D. Vì nghèo túng quá.

Câu 4: Văn bản Trong mắt trẻ sử dụng ngôi kể nào?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai

  • C. Ngôi thứ ba 

  • D. Không cố định 

Câu 5: Theo em, điều thật sự khiến nhân vật "tôi" ấn tượng mãi không quên về hoàng tử bé là gì?

  • A. Hoàng tử bé có tính cách kì lạ

  • B. Hoàng tử bé rất đáng yêu

  • C. Hoàng tử bé không phải người trái đất

  • D. Hoàng tử bé có thể xem hiểu nội dung thật sự anh muốn thể hiện trong bức tranh

Câu 6: Tác giả của bài Trong mắt trẻ là ai?

  • A. Antoine de Saint-Exupéry 
  • B. Charles Dickens

  • C. George Orwell

  • D. J.K. Rowling

Câu 7: Từ địa phương là gì? 

  • A. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, hoa,… 

  • B. Là từ chỉ được sử dụng ở một số bộ phận của một hoặc một số địa phương
  • C. Là những từ chỉ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội

  • D. Là những từ chỉ được sử dụng bởi một nhóm người nhất định 

Câu 8: Ý nào dưới đây là tác phẩm thơ của tác giả bài thơ Mời trầu?

  • A. Côn Sơn ca 

  • B. Đập đá ở Côn Lôn 

  • C. Bánh trôi nước
  • D. Thương vợ  

Câu 9: Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?

  • A. Cúng ông Công, ông Táo

  • B. Miếng trầu là đầu câu chuyện
  • C. Chơi hoa dịp Tết

  • D. Bày mâm ngũ quả

Câu 10: Giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộ rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

  • B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo Lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

  • C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.
  • D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Câu 11: Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” thuộc đề tài nào?

  • A. Chiến tranh          

  • B. Thiên nhiên

  • C. Tình bằng hữu        

  • D. Thi cử

Câu 12: Hình ảnh: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” là hình ảnh ẩn dụ chỉ ra cái gì? 

  • A. Người phụ nữ

  • B. Số phận người phụ nữ
  • C. Tình yêu của người phụ nữ

  • D. Suy nghĩ của người phụ nữ 

Câu 13: Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

  • A. Trở thành tỉ phú.

  • B.  An-tư-nai cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ.
  • C. Trở thành tu sĩ có tiếng.

  • D. Đỗ vào trường đại học hàng đầu thế giới.

Câu 14: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?

  • A. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

  • B. Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.

  • C. Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
  • D. Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.

Câu 15: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu “Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn”.

  • A. Ngỗng.
  • B. Chán.

  • C. Mình.

  • D. Bài tập làm văn.

Câu 16: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?

  • A. Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.

  • B. Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.

  • C. Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.

  • D. Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.

Câu 17: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya là gì?

  • A. Làm cho cảnh vật gần gũi hơn với con người, mang đầy sức sống, sự trẻ trung.
  • B. Làm nổi bật sự nên thơ, quyến rũ của phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hiểm trở, heo hút.

  • C. Làm nổi bật giọng hát đặc trưng của những người con gái nơi núi rừng Việt Bắc.

  • D. Làm nổi bật vẻ đẹp thánh thiện, kiêu sa của dòng suối như thể sắc đẹp của người thiếu nữ.

Câu 18: Trong bài thơ Cảnh khuya, cụm từ "chưa ngủ" xuất hiện ở cuối câu thứ ba lặp lại ở đầu câu thứ tư. Sự lặp lại ấy có tác dụng nghệ thuật gì?

  • A. Nối kết hai câu thơ đồng thời tạo một dòng mạch liên tục trong sự vận động của cảm xúc thơ.

  • B. Miêu tả chân thực trạng thái, hành động của Bác được lặp đi lặp lại nhiều lần.

  • C. Tạo sự chuyển biến vừa bất ngờ, vừa tự nhiên của tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả.
  • D. Nhấn mạnh nỗi niềm lo lắng, trăn trở và sự hy sinh to lớn của Bác vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Câu 19: Cảnh trường thi như thế nào qua hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?

  • A. Thật bát nháo, kì quặc và ô hợp.
  • B. Thật tưng bừng sinh động.

  • C Thật căng thẳng và hồi hộp.

  • D. Thật quy mô và nghiêm túc.

Câu 20: Giá trị tư tưởng thể hiện ở hai câu cuối “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” là gì?

  • A. muốn nhắc nhở với những người dự thi về hoàn cảnh đất nước.

  • B. muốn đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người, nhất là những người tài.
  • C. muốn khơi gợi tình yêu dân tộc trong mỗi người, nhất là người tài.

  • D. muốn nhấn mạnh tình yêu nước với mỗi thí sinh dự thi.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác