Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
A. Hồi 12.
B. Hồi 13.
C. Hồi 14.
D. Hồi 15.
Câu 2: Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc?
A. Giặc Thanh.
B. Giặc Minh.
C. Giặc Ngô.
D. Giặc Hán.
Câu 3: Nhận xét “Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán” là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 4: Tác giả của văn bản Đánh nhau với cối xay gió là ai?
A. Harper Lee
B. Franz Kafka
C. Gabriel Garcia Marquez
D. Xéc-Van-Tét
Câu 5: Văn bản kể về nhân vật nào?
A. Xan chô Pan-xa
B. Đôn Ki-hô-tê
C. Đôn Ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa
D. Đuyn-xi-nê-a
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng về nhân vật Xan-chô Pan-xa?
A. Xuất thân từ nông dân
B. Là người có suy nghĩ tỉnh thực dụng, tỉnh táo.
C. Có tướng mạo béo lùn và cưỡi trên lưng con lừa
D. Là người dũng cảm, thích sống phiêu lưu và mạo hiểm.
Câu 7: Văn bản "Đánh nhau với cối xay gió" trích từ tác phẩm nào?
A. Cuộc du ngoạn lên đỉnh núi Pacnanxơ
B. Galatêa
C. Đôn Ki-hô-tê
D. Truyện làm gương
Câu 8: Có bao nhiêu hình thức đảo ngữ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Bài thơ “Qua đèo Ngang” sử dụng biện pháp gì nổi bật?
A. Đảo ngữ.
B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.
D. Liệt kê.
Câu 10: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
Câu 11: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xồng xộc.
B. Xôn xao.
C. Rũ rượi.
D. Xộc xệch.
Câu 12: Trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, tác giả không được trình bày văn nghị luận dưới dạng nào ?
A. Kể lại diễn biến sự việc
B. Đề xuất một ý kiến
C. Đưa ra một nhận xét
D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.
Câu 13: Qua văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, em thấy nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận ?
A. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
D. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động
Câu 14: Trong Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách nào?
A. Giới thiệu một bài thơ khác có cùng nội dung
B. Giới thiệu chùm thơ có chứa bài Cảnh khuya của Bác.
C. Giới thiệu Bác
D. Trích thành ngữ, tục ngữ
Câu 15: Trong văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc, luận đề của văn bản là gì?
A. Giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc.
B. Các khía cạnh của cuộc sống
C. Vẻ đẹp nhân vật
D. Điểm độc đáo trong xây dựng cốt truyện của nhà văn Nam Cao
Câu 16: Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự nào?
A. Nghệ thuật
B. Thời gian
C. Các câu thơ
D. Không có trật tự
Câu 17: Trong Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, tác giả đã nhấn mạnh điều gì ở phần 5?
A. So sánh tiếng suối với tiếng hát trong câu thơ đầu
B. Sự nhịp nhàng, hài hòa, một thế cân bằng tuyệt đỉnh trong bài thơ Cảnh khuya
C. Giá trị nội dung của bài thơ
D. Tính nhân văn
Câu 18: Trong văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc, người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" những gì?
A. Ngôn ngữ văn chương của Nam Cao rất thú vị
B. Các nhân vật ít có sự trao đổi
C. Các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình
D. Các nhân vật không sống thật với bản thân
Câu 19: Nội dung phần ba (Từ việc miêu tả hoạt động...điểm then chốt này) của bài là gì?
A. Tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết của lão Hạc
B. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của lão Hạc và ông giáo
C. Nghệ thuật sáng tác của Nam Cao trong truyện Lão Hạc
D. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Lão Hạc
Câu 20: Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ gì cho Hoàng Đỗ?
A. Đánh lừa kẻ thù
B. Đục thủng thuyền giặc
C. Cắm cọc trên sông Bạch Đằng
D. Đưa tin đến tướng quân Trần Quang Khải cho Hoàng Đỗ.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều cuối học kì 2
Bình luận