Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích”, tại sao tác giả cho rằng tự học là một cuộc du lịch bằng trí học say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân?
A. Vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian
- B. Vì nó sẽ dịch chuyển người đọc đến một trường không gian cho phép họ làm những điều có trong sách.
- C. Vì nó bổ ích, lí thú
- D. Vì nó nhàm chán
Câu 2: Tác giả của văn bản “Bàn về đọc sách” là ai?
- A. Phạm Hổ
- B. Nguyễn Hiến Lê
C. Chu Quang Tiềm
- D. Văn mẫu trên mạng
Câu 3: Đâu không phải là một luận điểm chính của văn bản “Bàn về đọc sách”?
- A. Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại
B. Tầm quan trọng của việc đọc sách
- C. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
- D. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, cho kĩ.
Câu 4: Ở đoạn văn thứ hai của văn bản “Bàn về đọc sách”, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?
- A. Đánh dấu các phần của bằng chứng, giúp người đọc dễ hình dung.
- B. Tạo nên sự kết hợp giữa số và chữ.
C. Nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, làm tăng sức thuyết phục cho văn bản.
- D. Thể hiện sự ngắt quãng có chủ đích
Câu 5: Phương thức biểu đạt của văn bản “Bàn về đọc sách” là gì?
A. Luận
- B. Kể
- C. Tả
- D. Hành chính – công vụ
Câu 6: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả cho rằng khi tiếp cận đến một lĩnh vực học vấn thì cần đọc những gì?
- A. Những cuốn sách nâng cao
- B. Tất cả những cuốn sách về lĩnh vực đó
- C. Vừa nghiên cứu kết hợp với đọc sách.
D. Những cuốn sách cơ bản, thiết thực
Câu 7: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
A. Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối
- B. Đêm tháng năm, ngày tháng mười
- C. Đã sáng, đã tối
- D. Không có biện pháp nói quá ở trong câu này.
Câu 8: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- A. Thánh thót như mưa ruộng cây, đắng cay muôn phần.
- B. Cày đồng đang buổi ban trưa, ai ơi bưng bát cơm đầy
- C. Ban trưa, ruộng cày, muôn phần.
D. Thánh thót như mưa ruộng cày
Câu 9: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- A. Làm nên tất cả
B. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- C. Sỏi đá cũng thành cơm
- D. Biện pháp nói quá không được sử dụng trong câu này.
Câu 10: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:
“Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.”
A. Đi lên đến tận trời
- B. Cứ yên tâm … chỉ … thôi
- C. Từ giờ đến … tận trời được.
- D. Có thể
Câu 11: Nghĩa của câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là gì?
A. Chuồn chuồn bay thấp là dấu hiệu của trời mưa, bay cao là trời nắng, bay vừa là trời râm.
- B. Chuồn chuồn khi bay thấp sẽ tạo ra mưa, bay cao ra nắng, bay vừa ra râm.
- C. Khả năng bay của chuồn chuồn có ý nghĩa quyết định đối với tình trạng thời tiết.
- D. Một cách hiểu khác.
Câu 12: Vị trí của số từ trong câu là ở đâu?
A. Có thể đi kèm trước hoặc sau danh từ.
- B. Có thể đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ
- C. Có thể đứng làm chủ ngữ.
- D. Có thể làm trạng ngữ
Câu 13: Nếu đứng trước danh từ, số từ biểu thị điều gì?
A. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở danh từ.
- B. Số thứ tự của danh từ
- C. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở động từ hoặc tính từ.
- D. Số thứ tự của động từ hoặc tính từ
Câu 14: Nếu đứng sau danh từ, số từ biểu thị điều gì?
- A. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở danh từ.
B. Số thứ tự của danh từ
- C. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở động từ hoặc tính từ.
- D. Số thứ tự của động từ hoặc tính từ
Câu 15: Trong văn bản “Trò chơi cướp cờ”, bảng tỉ số được đặt ở đâu?
- A. Bên cạnh sân đấu chính
- B. Ở giữa sân đấu
- C. Treo ở trên cao
D. Tác giả không nói đến.
Câu 16: Trong văn bản “Trò chơi cướp cờ”, ai là người điều khiển trận đấu?
A. Trọng tài
- B. Một ai đó
- C. Người làm chủ cờ
- D. Thầy, cô giáo
Câu 17: Đặc điểm nào về loại từ góp phần thực hiện mục đích của văn “Trò chơi cướp cờ”?
- A. Câu sử dụng nhiều danh từ.
- B. Câu sử dụng nhiều trợ từ.
C. Câu sử dụng nhiều động từ.
- D. Câu sử dụng nhiều từ ngữ để chỉ luật lệ trò chơi
Câu 18: “Ti vi sô-cô-la là sáng tạo của ông Wonka”.
“Ti vi sô-cô-la” là thành phần gì?
A. Chủ ngữ
- B. Vị ngữ
- C. Trạng ngữ
- D. Bổ ngữ
Câu 19: Aronnax trong văn bản Dòng “sông đen” là ai?
A. Giáo sư sinh vật học
- B. Giáo sư chế tạo tàu biển
- C. Kĩ sư chế tạo tàu biển
- D. Thuyền phó.
Câu 20: Ned Land trong văn bản Dòng “sông đen” là ai?
- A. Cộng sự của giáo sư, chuyên nghiên cứu về sinh vật biển
- B. Tiến sĩ giáo dục
C. Thợ săn cá voi
- D. Thuỷ thủ
Câu 21: Conseil trong văn bản Dòng “sông đen” là ai?
- A. Thợ săn cá voi.
- B. Tiến sĩ giáo dục
C. Cộng sự của giáo sư, chuyên nghiên cứu về sinh vật biển.
- D. Thuỷ thủ
Câu 22: Câu nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản Dòng “sông đen”?
A. Gồm Nemo, Aronnax, Ned Land, Conseil
- B. Gồm Nemo, Aronnax, Ned Land, thuỷ thủ đoàn
- C. Gồm Nemo, Ned Land, và một tên tội phạm bí ẩn.
- D. Gồm Aronnax, Conseil và chỉ huy tàu.
Câu 23: Trong văn bản Xưởng Sô-cô-la, Augustus Gloop đã làm điều gì khác biệt với mọi người?
A. Mọi người chỉ ngắt một ngọn cỏ còn cậu ta thì bứt cả một nắm to.
- B. Mọi người bứt cả một nắm to còn cậu ta chỉ ngắt một ngọn cỏ.
- C. Mọi người muốn được đi chơi lâu hơn còn cậu ta chỉ muốn về.
- D. Mọi người chỉ muốn về còn cậu ta muốn được đi chơi lâu hơn.
Câu 24: Trong văn bản Xưởng Sô-cô-la, Charlie đi vào nhà máy cùng người thân nào?
- A. Bố
- B. Mẹ
C. Ông nội
- D. Bà ngoại.
Câu 25: Nhân vật trong câu chuyện Xưởng Sô-cô-la, được đặt vào tình huống như thế nào?
- A. Trải nghiệm một không gian vui nhộn.
- B. Khó khăn, đầy gian nan, hiểm nguy, nhưng luôn được giúp đỡ.
C. Tham gia cuộc phiêu lưu vào một nhà máy sô-cô-la lạ và chứa nhiều bí ẩn.
- D. Có nhiều yếu tố thực tế thay vì giả tưởng.
Bình luận