Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung của khổ thơ 1 bài thơ Mẹ là gì?
A. Chỉ ra những dấu hiệu tuổi già ở mẹ
- B. Chỉ ra việc cau vẫn còn tốt
- C. Những màu sắc của tuổi già
- D. Những tính chất của cau
Câu 2: Nội dung của khổ thơ 2 bài thơ Mẹ là gì?
- A. Chỉ ra vấn đề của mẹ
- B. Chỉ ra vấn đề của cau
C. Chỉ ra việc mẹ sắp qua đời
- D. Cau cao hơn mẹ
Câu 3: Ngữ cảnh của một từ có thể là ……………
- A. Một tình huống
- B. Một tình huống, một đoạn văn
- C. Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ
D. Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ.
Câu 4: Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào đâu để xác định nghĩa của từ?
A. Ngữ cảnh
- B. Cấu trúc đoạn văn
- C. Danh từ
- D. Động từ
Câu 5: Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý điều gì?
- A. Cách tổ chức câu văn, đoạn văn, và các yếu tố khác có liên quan.
B. Xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường hay được dùng với nghĩa khác.
- C. Xu hướng chính của thời đại.
- D. Số lượng chữ trong từ
Câu 6: Đọc đoạn thơ sau:
“Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ
Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.
Trên đường làng huyết phượng nở thành bông
Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.”
Sự xuất hiện của từ “phượng” bên cạnh từ “huyết” trong đoạn thơ trên có làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ “huyết” không?
A. Có. Do có từ “phượng” bên cạnh.
- B. Có. Do nằm trong một câu có cấu trúc đặc biệt.
- C. Không. Do từ “huyết” không bao giờ được dùng với nghĩa khác.
- D. Không. Do có từ “trên” đảm bảo nghĩa.
Câu 7: Tâm trạng của em bé được thể hiện trực tiếp qua câu thơ nào của bài thơ Đợi mẹ?
- A. Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
- B. Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
- C. Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
D. Không có câu nào.
Câu 8: Trong văn bản “Một ngày của Ichtyan”, khi trời sắp sáng, Ichtyan đang ở đâu?
A. Trên con đường nhỏ rải cát trong vườn.
- B. Trên con phố nhỏ ở thị trấn Zaun.
- C. Dưới đáy biển sâu.
- D. Tác giả không đề cập đến.
Câu 9: Trong văn bản “Một ngày của Ichtyan”, Ichtyan làm thế nào để biến thành người cá?
- A. Anh đến bên hồ nước đặc biệt và nói một câu thần chú.
B. Đeo chiếc kính lên và xỏ bốn “chân nhái” vào tay chân rồi nhảy xuống hồ nước.
- C. Anh kích hoạt một cơ quan máy móc mà bác sĩ Xan-van-tô đã tạo ra trên bản thân mình.
- D. Tác giả không đề cập đến.
Câu 10: Trong văn bản “Một ngày của Ichtyan”, cảnh tượng từng đợt sóng chồm lên và dội xuống như thác khiến Ichtyan thấy thế nào?
- A. Sợ hãi
B. Thích thú
- C. Chán nản
- D. Có mọi cung bậc cảm xúc.
Câu 11: Trong văn bản “Một ngày của Ichtyan”, đặc điểm về đề tài của truyện khoa học viễn tưởng được thể hiện như thế nào trong văn bản?
- A. Người cá.
- B. Thế giới con người và thế giới động vật.
C. Khoa học thay đổi tiềm năng của con người.
- D. Thế giới vô hạn
Câu 12: Câu tiếng Việt gồm có hai thành phần chính là gì?
A. Chủ ngữ và vị ngữ
- B. Chủ ngữ và trạng ngữ
- C. Vị ngữ và trạng ngữ
- D. Chủ ngữ, động từ, bổ ngữ
Câu 13: Trạng ngữ trong câu của tiếng Việt là thành phần ………….
- A. Phụ chính
- B. Chính
- C. Trung tâm
D. Phụ
Câu 14: “Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể biến chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ từ một từ trở thành một ………… hoặc từ một cụm từ ……………. trở thành một cụm từ ………………… hơn.”
Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp.
A. Cụm từ, đơn giản, phức tạp
- B. Hai từ, ngắn gọn, dài
- C. Đa nghĩa, phức tạp, đơn giản
- D. Loại từ, đa nghĩa, đơn nghĩa
Câu 15: Trong văn bản Kéo co, để có thể xác định đội thắng khi thi đấu thì phải có thứ gì trên dây?
A. Có một vật làm dấu
- B. Có miếng vải đỏ
- C. Có hoạ tiết
- D. Có vết bóp mạnh của các đội tham gia
Câu 16: Trong văn bản Kéo co, giữa hai đội cần vẽ thứ gì?
- A. Trung tâm đối xứng
- B. Các hoạ tiết làm tăng thêm tính truyền thống
- C. Không cần vẽ gì
D. Đường mức dài cách nhau khoảng 1 mét
Câu 17: Số từ là gì?
- A. Là những con số
- B. Là số lượng từ trong một câu
C. Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.
- D. Không có khái niệm số từ.
Câu 18: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?
- A. Một cây không làm nên ngọn núi nhưng ba cây thì sẽ làm được.
- B. Một cây không được gọi là ngọn núi nhưng ba cây chụm lại sẽ thành hòn núi cao.
C. Đơn lẻ sẽ dễ thất bại, đoàn kết mới tạo nên thành công.
- D. Con người chúng ta phải biết quý trọng tình thương của cộng đồng.
Câu 19: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông”?
A. Nếu ta đồng lòng chung sức thì bất kể điều gì cũng có thể làm được.
- B. Làm theo bạn bè thì sẽ có thể thành công.
- C. Làm theo bạn bè thì sẽ tát được hết nước biển Đông.
- D. Câu này sai vì biển Đông không thể tát cạn.
Câu 20: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Mất của dễ tìm / Mất lòng khó kiếm”?
- A. Mất là sở hữu của dễ tìm, mất bộ lòng thì dễ kiếm.
B. Mất của cải thì có thể tìm lại được nhưng làm mất lòng người khác thì khó tạo dựng lại.
- C. Mất đồ thì đi đâu cũng tìm được, tương tự như thế mất lòng cũng dễ kiếm lại.
- D. Sự đối lập mạnh mẽ giữa dễ và khó, được thể hiện trong việc mất của và mất lòng.
Câu 21: “Mặc dù đã có những sự khắc phục mạnh mẽ nhưng hậu quả nó để lại vẫn là rất đáng kể.”
Phép liên kết được sử dụng trong câu trên là gì?
- A. Phép lặp
B. Phép nối
- C. Phép thế
- D. Phép tương phản
Câu 22: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp lớn lao cho dân tộc. Vậy nên, Người được tất cả mến mộ.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Phép nối
B. Phép thế
- C. Phép lặp
- D. Phép kết quả
Câu 23: Tác giả của văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” là ai?
A. Nguyễn Hiến Lê
- B. Nguyễn Hiến Thân
- C. Đào Duy Từ
- D. Đào Duy Lê
Câu 24: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” là gì?
- A. Kể
B. Luận
- C. Tả
- D. Biểu cảm
Câu 25: Trong văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích”, tác giả đánh giá như thế nào về việc tự học?
- A. Bắt buộc nhưng không cần thiết.
- B. Vừa cần thiết vừa tất yếu phải làm.
C. Cần thiết nhưng không phải bắt buộc.
- D. Xã hội hiện đại cần những con người biết tự học.
Bình luận