Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
- A. Bút kí
B. Truyện ngắn trữ tình
- C. Tiểu thuyết
- D. Tuỳ bút
Câu 2: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?
A. Tôi đi học.
- B. Tức nước vỡ bờ.
- C. Trong lòng mẹ.
- D. Lão Hạc.
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?
- A. Người mẹ
- B. Người thầy giáo
- C. Ông đốc
D. Nhân vật “tôi”
Câu 4: “Bố tôi mua cho tôi một cái máy tính xịn. Tuy vậy máy tính là thứ không nên dùng.”
Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép lặp?
- A. Tuy vậy
- B. Không nên
C. Máy tính
- D. Dùng
Câu 5: “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.”
Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn trích trên.
A. Lớp, hình treo trên tường, bàn ghế (trường liên tưởng: lớp học)
- B. Mùi hương, tường, vật riêng (trường liên tưởng: mùi của vật dụng)
- C. Xông lên, treo, thấy, ngồi (trường liên tưởng: hành động)
- D. Lạ, hay, riêng (trường liên tưởng: đặc điểm)
Câu 6: Ai là tác giả của văn bản “Tục ngữ và sáng tác văn chương”?
- A. Nam Cao
- B. Nguyễn Xuân Kính
- C. Tố Hữu
D. Không có, đây chỉ là một bài trích dẫn
Câu 7: Ai là tác giả của văn bản “Nàng Bân”?
- A. Ngọc Hoàng
B. Tác giả dân gian
- C. Vũ Ngọc Khánh
- D. Nhóm biên soạn sách
Câu 8: Thể loại của văn bản “Nàng Bân” là gì?
A. Cổ tích
- B. Thần thoại
- C. Truyền thuyết
- D. Tục ngữ
Câu 9: Ai là tác giả của văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay”?
- A. Đất Rừng Phương Nam
B. Đoàn Giỏi
- C. Tác giả dân gian
- D. Thanh Hải
Câu 10: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?
- A. Nếu ta chịu khó mài một thanh sắt thì sẽ có ngày nó thành cây kim.
- B. Nếu ta có công việc mài sắt thì cuối tháng ta sẽ được thưởng cây kim.
- C. Chê bai những người chỉ biết cặm cụi mài sắt mà không biết đi mua luôn cây kim cho nhanh.
D. Nếu ta chăm chỉ thì nhất định sẽ có ngày đạt được điều mong muốn.
Câu 11: Trong văn bản Hương Khúc, rau khúc nở rộ vào thời điểm nào?
- A. Bất cứ thời điểm nào trong năm
- B. Mỗi đầu tháng theo lịch dương
C. Tháng Giêng, tháng Hai
- D. Mùa thu
Câu 12: Trong văn bản Hương Khúc, bà không bao giờ hái rau khúc vào buổi nào?
- A. Buổi sáng
- B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
- D. Buổi tối
Câu 13: Trong văn bản Hương Khúc, mỗi lần hái rau khúc về, bà thường làm gì?
- A. Cho vào nồi nấu bánh khúc luôn vì đây là lúc cây còn tươi.
B. Lấy nước mưa trong bể rửa sạch và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã.
- C. Giã rau khúc một lúc rồi cho vào nồi hấp.
- D. Tác giả không nói đến công đoạn này.
Câu 14: Trong văn bản Kéo co, chơi cân sức là như thế nào?
A. Số lượng người hai bên tương xứng, không hơn không kém.
- B. Người tham gia cùng là nam hoặc là nữ.
- C. Trước khi thi đấu phải đo sức mạnh giữa hai bên.
- D. Không có quy định về điều này.
Câu 15: Trong văn bản Kéo co, thứ quan trọng nhất cần chuẩn bị là gì?
- A. Một sợi dây kết nối tinh thần
B. Một sợi dây thừng dài, to, dẻo, chắc.
- C. Phấn kẻ vạch
- D. Không cần gì vì nếu không có thì ta có kéo trực tiếp tay
Câu 16: Trong văn bản Trái tim Đan-ko, đọc đoạn “Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, … chỉ nở ra trong giây lát”. Đây là lời kể của ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
- B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
- C. Tác giả
- D. Một người trong bộ lạc.
Câu 17: Trong văn bản Trái tim Đan-ko, đọc đoạn “Danko dẫn họ đi … Trái tim toé ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm”. Đây là lời kể của ai?
- A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
- C. Tác giả
- D. Một người trong bộ lạc.
Câu 18: Trong văn bản Trái tim Đan-ko, đọc đoạn “Bây giờ khi bà lão kể xong … đẹp đẽ và đầy khí phách”. Đây là lời kể của ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
- B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
- C. Tác giả
- D. Một người trong bộ lạc.
Câu 19: Trong văn bản Trái tim Đan-ko, đọc đoạn “Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, … chỉ nở ra trong giây lát”. Trong đoạn sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba
- D. Nhiều ngôi.
Câu 20: Phương thức biểu đạt của tác phẩm “Lời trái tim”?
A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
- D. Nghị luận
Câu 21: Văn bản “Lời trái tim” có mấy phần?
- A. 4
- B. 5
C. 2
- D. 6
Câu 22: Văn bản “Lời trái tim” được trích từ tác phẩm nào?
- A. Miếng da lừa
B. Nhà giả kim
- C. Vì sao đưa anh tới
- D. Những người khốn khổ
Câu 23: Trong văn bản Lời trái tim, không có trái tim nào đau khổ khi?
- A. Khi không thực hiện giấc mơ
B. Khi thực hiện ước mơ
- C. Khi không làm điều mình muốn
- D. Khi bạn buồn
Câu 24: Tình trạng của người mẹ trong bài thơ Mẹ là gì?
- A. Trẻ, khỏe mạnh.
- B. Già nhưng vẫn khoẻ khoắn.
C. Già, sắp qua đời.
- D. Đã qua đời nhiều năm.
Câu 25: Trong bài thơ Mẹ, lưng của mẹ thế nào?
A. Còng đi
- B. Thẳng ra
- C. To hơn
- D. Tác giả không nói đến
Bình luận