Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: “Thế giới đang đi theo những chiều hướng tích cực. Nó vận động theo xu hướng toàn cầu hoá.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Phép nối
B. Phép thế
- C. Phép lặp
- D. Phép kết quả
Câu 2: “Để dẫn tới hậu quả như ngày hôm nay, tôi phải là người gánh chịu trách nhiệm. Tôi đã không hiểu đúng ý của họ.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Phép nối
- B. Phép thế
C. Phép lặp
- D. Phép nguyên nhân
Câu 3: “Căn nhà ấy đã cho tôi bao nhiêu kỉ đẹp. Giờ đây, nó đã bị bán đi và chúng tôi đến ở một căn nhà khác.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Phép nối
B. Phép thế
- C. Phép lặp
- D. Phép điệp.
Câu 4: “Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời. Những nỗi đau khổ nhờ đó mà bớt nhói.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Đọc sách, tự học (trường liên tưởng: học tập)
B. Chán đời, nỗi đau khổ (trường liên tưởng: bệnh âu sầu)
- C. Nhờ, khỏi, bớt (trường liên tưởng: hành động loại trừ)
- D. Không có.
Câu 5: Câu tục ngữ nào sau đây có sử dụng biện pháp tu từ nói quá?
- A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- B. Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- C. Ruộng không phân như thân không của.
D. Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn.
Câu 6: “Ở nơi ……….. thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.”
Điền vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá.
- A. Ruột để ngoài da
B. Chó ăn đá gà ăn sỏi
- C. Nước mặn đồng chua
- D. Kinh tế đi đầu
Câu 7: “Ở nơi ……….. thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.”
Điền vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá.
- A. Ruột để ngoài da
B. Chó ăn đá gà ăn sỏi
- C. Nước mặn đồng chua
- D. Kinh tế đi đầu
Câu 8: X là một chiến binh đã xông pha qua hàng trăm trận mạc, lập được vô số chiến tích. Chính điều đó đã giúp cho ông có một thân hình cường tráng, đao kiếm khó làm lay chuyển.
Thành ngữ dùng biện pháp nói quá nào dưới đây phù hợp để mô tả X?
A. Mình đồng da sắt
- B. Thịt trâu dai ngoách
- C. Dời non lấp biển
- D. Cục đá di động
Câu 9: Hãy xác định số từ trong câu “Tôi đã thấy cảnh đó trước đây nhưng lần này nó khác quá”.
- A. Đã
- B. Lần
- C. Này, đó
D. Không có
Câu 10: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Bước thứ nhất: Sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch rau sống, rau thơm, hẹ…, ngâm qua với nước muối pha loãng và sau đó vớt lên để ráo nước”.
- A. Nhất, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “thứ”.
B. Nhất, bổ sung ý nghĩa số thứ tự cho danh từ “thứ”.
- C. Sạch, bổ sung ý nghĩa tính chất cho danh từ “rau”.
- D. Không có.
Câu 11: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đen như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được”.
- A. Không, bổ sung ý nghĩa phủ định cho toàn cầu.
B. Một, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “hạt”.
- C. Không, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho toàn cầu.
- D. Không có.
Câu 12: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Đặt lớp giấy ăn thứ hai lên trên và phết keo theo đường màu xanh”.
- A. Hai, bổ sung ý nghĩa số thứ tự cho danh từ “giấy ăn”.
- B. Và, bổ sung ý nghĩa kết nối.
C. Hai, bổ sung ý nghĩa số thứ tự cho danh từ “thứ”
- D. Theo, bổ sung thông tin
Câu 13: Tại sao ta xác định được cách triển khai của văn bản Trò chơi cướp cờ?
- A. Vì tác giả đã khéo léo trong việc sắp xếp bố cục theo một trình tự đặc biệt giúp người đọc hiểu rõ hơn về trò chơi cướp cờ.
- B. Vì sự rõ ràng về mặt từ ngữ, các từ ngữ đều rõ nghĩa, sử dụng nghĩa thực chứ không dùng nghĩa hình ảnh.
- C. Vì một văn bản đương nhiên phải có một cách triển khai nào đó.
D. Vì tác giả đã mô tả rõ những việc cần chuẩn bị trước khi chơi, trình tự các bước chơi được mô tả bằng những từ ngữ như: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, tiếp tục,…
Câu 14: Trong văn bản Hương Khúc, rau khúc thường mọc ở đâu?
A. Trên đồng
- B. Trên núi
- C. Trong vườn nhà
- D. Tác giả không đề cập đến.
Câu 15: Xác định thành phần in đậm trong câu sau: “Hàng ngày, tôi đi học bằng xe đạp.”
A. Trạng ngữ
- B. Chủ ngữ
- C. Vị ngữ
- D. Danh từ
Câu 16: Xác định thành phần in đậm trong câu sau: “Hàng ngày, tôi đi học bằng xe đạp.”
- A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
- C. Vị ngữ
- D. Danh từ
Câu 17: Xác định thành phần in đậm trong câu sau: “Hàng ngày, tôi đi học bằng xe đạp.”
- A. Trạng ngữ
- B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
- D. Danh từ
Câu 18: Xác định thành phần in đậm trong câu sau: “Mỗi ngày, lúc 6 giờ sáng, tôi đều thức dậy.”
- A. Trạng ngữ
- B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
- D. Danh từ
Câu 19: “Ông Wonka ngắt lời Mai Ti-vi”.
Có thể mở rộng thành phần “ngắt lời Mai Ti-vi” như thế nào cho hợp lí?
- A. Ngắt lời cay nghiệt Mai Ti-vi
B. Ngắt lời chen ngang của cậu bé thiếu lễ phép Mai Ti-vi
- C. Ông ngắt lời Mai Ti-vi
- D. Không thể mở rộng.
Câu 20: Đâu là cách hiểu đúng về câu thơ “Mẹ ngày một thấp”?
- A. Mẹ ngày càng mất vị thế xã hội
- B. Mẹ ngày mồng một thì thấp.
- C. Mẹ làm nên sự đối lập giữa có và không.
D. Khi con người càng về già thì càng thấp đi, mẹ cũng vậy.
Câu 21: Chủ đề của bài thơ Mẹ là gì?
A. Tình mẫu tử
- B. Tình phụ tử
- C. Tình huyết thống
- D. Con người và trầu cau
Câu 22: Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là:
- A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ
B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.
- C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
- D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó.
Câu 23: Đọc đoạn thơ sau:
“Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng.
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”
Vì sao ta có thể biết được người mà mẹ bế vào?
- A. Nhờ vào nỗi nhớ da diết của người mẹ đối với em bé.
- B. Dựa vào biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đó.
C. Nhờ vào ngữ cảnh của đoạn thơ và các câu mô tả em bé đang chờ mẹ trong đêm.
- D. Tác giả không đề cập đến.
Câu 24: Đâu là thành ngữ?
A. Bách chiến bách thắng
- B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- C. Tấc đất tấc vàng.
- D. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Câu 25: Trong bài Tôi đi học, khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào?
A. Không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt, mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến.
- B. Cảm thấy ngày càng xa lạ khi rời khỏi vòng tay mẹ, rời khỏi những ngày tháng đi chơi khắp nơi.
- C. Không còn cảm thấy buồn nữa mà cảm thấy vui, phấn khích như đang trong một giấc mơ đẹp.
- D. Không còn cảm thấy lớp học tuyệt vời như những gì mẹ nói nữa.
Bình luận