Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu phê phán đối tượng nào?
- A. Kẻ tham lam
- B. Kẻ lười biếng
- C. Kẻ dốt nát nhưng huênh hoang
D. Kẻ bỏ mặc bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn
Câu 2: Nhân vật con chiên con trong câu chuyện “Chó sói và chiên con” đại diện cho những con người nào trong xã hội?
- A. Tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ỷ mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân
B. Tượng trưng cho những người yếu đuối, nhỏ bé trong xã hội
- C. Tượng trưng cho những người tốt bụng, hay giúp đỡ người khác
- D. Tượng trưng cho những người ích kỉ, không biết suy nghĩ cho người khác
Câu 3: Trong chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”, tại sao các bộ phận khác cho rằng lão Miệng là người sướng nhất?
- A. Vì lão Miệng nhai thức ăn suốt ngày.
- B. Vì lão Miệng không phải làm gì cả.
- C. Vì lão Miệng làm ít mà vẫn có ăn.
D. Vì lão Miệng không phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.
Câu 4: Văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian thuộc thể loại gì?
- A. Tiểu thuyết
- B. Thơ
- C. Văn bản thông tin
D. Văn bản nghị luận
Câu 5: Xuất xứ của văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn là?
- A. Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh
B. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
- C. Con cái chúng ta đều giỏi
- D. Bí quyết thành công cho tuổi teen
Câu 6: Văn bản Phòng tránh đuối nước nhắc đến mấy quy tắc phòng tránh đuối nước?
- A. 2 quy tắc
- B. 3 quy tắc
C. 4 quy tắc
- D. 5 quy tắc
Câu 7: Theo tác giả văn bản “Bài học từ cây cau”, ai chính là người đã gieo vào lòng bố nhân vật “tôi” và các chú, rồi lại gieo vào nhân vật “tôi” tình yêu quê nhà, yêu những ngõ cau mộc mạc, những sân phơi có bóng cau nghiêm trang.
A. Ông
- B. Bà
- C. Cụ
- D. Mẹ
Câu 8: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần.
- B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
- C. Da chị ấy mịn như nhung
- D. Chân anh ta dài lêu nghêu.
Câu 9: Từ “chùng chình” trong câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ" được hiểu thế nào?
- A. Đi rất chậm, dò từng bước một
- B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
C. Ngập ngừng như không muốn đi
- D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 10: Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán điều gì?
- A. Phê phán những kẻ ỷ quyền thế bắt nạt người khác.
B. Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà thường tỏ ra huênh hoang, tự cho mình là nhất.
- C. Phê phán những người thích khoa trương, cho mình là giàu có.
- D. Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, thích bòn rút của người khác.
Câu 11: Chỉ ra điểm khác biệt trong hai câu sau đây
“- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể
- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như… một vị chúa tể”
- A. Có sự ngăn cách
B. Có dấu chấm lửng
- C. Có dấu chấm phẩy
- D. Nói về sự thật hiển nhiên
Câu 12: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?
"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."
(Tố Hữu)
- A. Bốn từ Hán Việt.
B. Năm từ Hán Việt.
- C. Sáu từ Hán Việt.
- D. Ba từ Hán Việt.
Câu 13: Giá trị nội dung của tác phẩm “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”
A. Các cách, mẹo để nắm chắc nội dung bài học
- B. Cách học bài hiệu quả
- C. Các bài học như thế nào
- D. Cách để ghi nhanh có thể
Câu 14: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba
- D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Câu 15: Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
- B. Nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới
- C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
- D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có
Câu 16: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ nhất “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định điều gì?
- A. Sự khéo léo, tài tình
B. Hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí
- C. Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
- D. Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen
Câu 17: Nhân vật chú lính chì dũng cảm trong Bức thư gửi chú lĩnh chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì?
- A. Bài học về lòng trung thực
- B. Bài học về tấm lòng nhân hậu
C. Bài học về sự dũng cảm
- D. Bài học về tinh thần đoàn kết
Câu 18: Theo tác giả Nguyễn Văn Học, mỗi người trong gia đình đều gắn bó và thân thuộc với cây cau như thế nào?
- A. Như tri kỉ
- B. Như tình bạn
C. Như tình thân
- D. Như cây thuốc quý cứu giúp cả gia đình
Câu 19: Ý nghĩa của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?
- A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu
- B. Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng cây đứng tuổi
- C. Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa
D. Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.
Câu 20: Thông qua bài thơ Con chim chiền chiện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Con người cần giao hòa với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thu nhận những cảm xúc mà thiên nhiên đem đến cho con người
- B. Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống
- C. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn
- D. Cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên
Câu 21: Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?
“Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví”
- A. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
- B. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
- D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”
Câu 22: Chỉ ra các từ Hán Việt có trong câu sau: "Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"
- A. Phụ nữ Việt Nam
- B. Việt Nam
C. Phụ nữ
- D. Việc nhà
Câu 23: Câu thơ sau có dấu chấm lửng có tác dụng gì?
“Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là
Mày còn nói xấu ta năm ngoái…”
A. Thể hiện cho lời nói bỏ dở của Sói khi đổ tội cho Chiên con vì chưa tìm thêm được lý do cho phù hợp hơn
- B. Thể hiện sự nói dối của Chiên con
- C. Thể hiện sự yếu đuối của sói
- D. Thể hiện sự nịnh nọt
Câu 24: Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Đoạn văn trên có mấy phó từ?
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 25: Bài thơ Sang thu muốn gửi đi thông điệp gì?
A. Con người phải trải qua nhiều thử thách sẽ trở nên vững vàng hơn trước cuộc đời
- B. Thiên nhiên là điều tuyệt vời của cuộc sống
- C. Sống là cống hiến
- D. Hãy chẫm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp
Bình luận