Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong khổ thơ đầu của bài “Sang thu”, những tín hiệu nào của thiên nhiên cho thấy thu chớm đến?

  • A. Hương ổi.
  • B. Gió se.
  • C. Sương.
  • D. Hương ổi, gió se, thu.

Câu 2: Trong bài đọc “Con chim chiền chiện”, câu thơ nào nói tới tâm trạng của con chim chiền chiện?

  • A. Lòng chim vui nhiều
  • B. Chim bay, chim sà
  • C. Chim biến mất rồi
  • D. Bay vút, vút cao

Câu 3: Trong truyện Thầy bói xem voi, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?

  • A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.
  • B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng,
  • C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.
  • D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.

Câu 4: Qua các văn bản 1, 2, 3 trong bài đọc “Những tình huống hiểm nghèo” tác giả muốn mượn hình ảnh của các sự vật để làm gì?

  • A. Để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống
  • B. Để ca ngợi sự giàu đẹp của thiên nhiên
  • C. Để phê phán những kẻ tham ăn lười làm
  • D. Để phê phán những kẻ dốt nát mà lại huênh hoang

Câu 5: Giải nghĩa từ ông Đùng trong câu sau:

Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiến không cùng bàn tay

  • A. Côn trùng cánh thẳng đầu tròn, thân mập, màu nâu và vàng, nhảy giỏi, ă hại lúa.
  • B. Ông trời.
  • C. Một vị thần trong truyện thần thoại Hy Lạp.
  • D. Nhân vật khổng lồ trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết.

Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu! (Nam Cao)

  • A. Tỏ ý bực tức
  • B. Tỏ ý thông cảm
  • C. Tỏ ý hài hước
  • D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát

Câu 7: Việc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng không làm việc nữa đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Chân, Tay, Tai, Mắt đều mệt mỏi, bơ phờ, thiếu sức lực.
  • B. Lão Miệng chết đói vì không có thức ăn.
  • C. Chân, Tay, Tai, Mắt đều được nghỉ ngơi.
  • D. Lão Miệng phải làm việc để nuôi sống mình.

Câu 8: Theo tác giả Trần Thị An, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi điều gì?

  • A. Tài khôn lỏi của trẻ em
  • B. Sức mạnh cơ bắp của nhân dân
  • C. Lòng nhân hậu của nhân dân
  • D. Trí thông minh của nhân dân

Câu 9: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen có vị trí đặc biệt, vì sao?

  • A. Vì đó là câu chuyển
  • B. Vì đó là câu thực
  • C. Vì đó là câu tả
  • D. Vì đó là câu kết

Câu 10: Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm?

  • A. Tác giả muốn để người đọc nhận ra những mặt trái của đời sống thực
  • B. Tác giả muốn người đọc tin vào sự dũng cảm của chú lính chì
  • C. Tác giả muốn người đọc tin vào sự trung thực của chú lính chì
  • D. Tác giả muốn người đọc tin vào sự trung thành của chú lính chì

Câu 11: Tác giả Minh Khuê đã khẳng định truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn như thế nào?

  • A. Là truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng
  • B. Nổi tiếng nhất của nhà văn Ô Hen-ri
  • C. Là truyện ngắn cảm động nhất
  • D. Là truyện ngắn bi thương nhất

Câu 12: Tác phẩm “Mùa phơi sân trước” miêu tả, bày tỏ cảm xúc sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về

  • A. Ngôi làng đã gắn bó nhiều năm
  • B. Giàn phơi trước sân vào mùa phơi
  • C. Mùa gió chướng
  • D. Nỗi nhớ quê hương da diết

Câu 13: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! là cuốn sách viết về điều gì?

  • A. Cách phòng tránh đuối nước
  • B. Những phương pháp ghi chép hiệu quả
  • C. Những bài học quý giá trong cuộc sống
  • D. Những phương pháp học tập tiên tiến

Câu 14: Tác giả của văn bản Phòng tránh đuối nước là?

  • A. Nguyễn Trọng An
  • B. A-đam Khu
  • C. Nguyễn Văn Học
  • D. Nguyễn Thị An

Câu 15: Theo nhân vật “tôi” trong Bài học từ cây cau, điều gì khiến nhân vật “tôi” tự hào?

  • A. Vì hai hàng cau mà ông trồng rất đẹp
  • B. Vì khu vườn của ông rất đẹp
  • C. Vì trong vườn có cây quý
  • D. Vì cả hai ngôi nhà với những hàng cau cùng thân cau các gia đình hàng xóm trở thành nơi neo giữ hồn quê

Câu 16: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

  • A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
  • B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
  • C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
  • D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 17: Trong văn bản Cốm Vòng, chỉ thôn nào của làng Vòng là sản xuất được cốm quý?

  • A. Thôn Vòng Tiền và thôn Vòng Sở
  • B. Thôn Vòng Trung và thôn Vòng Hậu
  • C. Thôn Vòng Trung và thôn Vòng Tiền
  • D. Thôn Vòng Hậu và thôn Vòng Sở

Câu 18: Theo văn bản “Mùa phơi sân trước”, hồi con nít tác giả thích đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông nào?

  • A. Sông Hồng
  • B. Sông Cửu Long
  • C. Sông Rạch Chiếc
  • D. Sông Rạch Rập

Câu 19: Từ nào dưới đây không phải là từ ngữ địa phương?

  • A. Con cá tràu và cái ca.
  • B. Củ sắn và trái đậu bắp
  • C. Cây dù và cái muỗng.
  • D. Nhà cửa và thành phố.

Câu 20: Dòng nào không nói về đặc điểm của thuật ngữ?

  • A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
  • B. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
  • C. Thuật ngữ có tính biểu cảm.
  • D. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

Câu 21: Người bơi lội cần tuân theo những quy tắc nào để tránh bị “chuột rút” trước khi xuống nước?

  • A. Trong nước – trên bãi biển – Nóng lên.
  • B. Ấm lên – Nước – Trên bờ biển.
  • C. Vào nước – Ấm lên – Bờ biển.
  • D. Trong nước – trên bãi biển.

Câu 22: Hãy cho biết câu văn sau sử dụng dấu chấm lửng có tác dụng gì?

“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ… gừ ở trên đầu ông đồ rau”

  • A. Mô phỏng âm thanh ngắt quãng
  • B. Mô tả âm thanh kéo dài ra, ngắt quãng của con vật
  • C. Mô tả sự sợ hãi
  • D. Mô tả sự đối lập

Câu 23: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong khổ thơ sau

“Chim ơi, chim nói

Chuyện chi, chuyện chi?

 Lòng vui bối rối

 Đời lên đến thì….”

  • A. So sánh
  • B. Liệt kê
  • C. Nói quá
  • D. Nhân hóa

Câu 24: Truyện Thầy bói xem voi khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Luôn học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân, nhằm tránh rơi vào tình trạng thầy bói xem voi.
  • B. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào đó một cách chính xác cần xem xét chúng một cách toàn diện.
  • C. Không nên có tính ganh ghét lẫn nhau.
  • D. Không nên dùng lời của những thầy bói để xem xét, đánh giá sự vật.

Câu 25: Con sói trong câu chuyện Chó sói và chiên con tượng trưng cho những con người nào trong xã hội?

  • A. Tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ỷ mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân
  • B. Tượng trưng cho những người hiền lành, nhỏ bé trong xã hội
  • C. Tượng trưng cho những người tốt bụng, hay giúp đỡ người khác
  • D. Tượng trưng cho những người ích kỉ, không biết suy nghĩ cho người khác

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác