Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Qua văn bản Bài học từ cây cau, bài học triết lí của ông khi nhìn lên cây cau là gì?

  • A. Niềm tin về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
  • B. Bài học làm người ngay thẳng
  • C. Ước muốn một cuộc sống công bằng
  • D. Bài học về lòng vị tha

Câu 2: Theo văn bản “Phòng tránh đuối nước”, vì sao không bơi khi người có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về?

  • A. Vì môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn
  • B. Vì sẽ không có ai cứu khi gặp tình huống nguy hiểm
  • C. Vì rất dễ bị cảm
  • D. Vì không thể nhìn thấy được đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người

Câu 3: Ở mục 3 văn bản “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn”, khi đọc sách, muốn đọc nhanh bạn không nên để mắt đọc dò từng chữ mà phải làm gì?

  • A. Mở rộng tầm mắt đọc như “chụp” đồng thời cả một nhóm 5 – 7 chữ
  • B. Cần lướt qua những từ không chính yếu và tìm kiếm những từ khóa quan trọng
  • C. Hãy dùng một cây bút chì làm vật dẵn mắt bạn qua từng câu văn
  • D. Sử dụng tai nghe nếu bạn muốn vừa nghe vừa đọc sách ở những nơi cần giữ yêu tĩnh cho người xung quan như trong thư việc chẳng hạn

Câu 4: Trong văn bản “Mùa phơi sân trước”, mỗi gia đình, mỗi giàn phơi trước nhà thể hiện cái gì?

  • A. Nhà nghèo, khốn khổ
  • B. Số phận, hoàn cảnh của một gia đình
  • C. Nhà khá giả, giàu có
  • D. Nhà đông con, đông cháu

Câu 5: Cho hai đoạn thơ sau:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Các từ in đậm cùng chỉ sự vật nào?

  • A. Sắn
  • B. Khoai
  • C. Ngô
  • D. Lúa mì

Câu 6: Vẻ đẹp của mùa thu trong bài “Sang thu” được miêu tả như thế nào?

  • A. Náo nhiệt, ồn ào
  • B. Lặng lẽ, không sức sống
  • C. Sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống
  • D. Rực rỡ, tỏa sáng

Câu 7: Qua văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, tác giả có thái độ như thế nào đối với người trồng hạt dẻ?

  • A. Thái độ vui mừng
  • B. Thái độ trân trọng, biết ơn
  • C. Thái độ coi thường
  • D. Không tỏ thái độ gì

Câu 8: Theo Vũ Bằng, sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái?

  • A. Hồng và cau
  • B. Cau và cốm
  • C. Hồng và cốm
  • D. Hồng, cốm, cau

Câu 9: Theo Minh Khuê, bức tranh đã thức dậy điều gì ở Giôn-xi?

  • A. Niềm tin vào cuộc sống
  • B. Sự tuyệt vọng về cuộc sống
  • C. Ước mơ về một lẽ công bằng trong xã hội
  • D. Ước mơ về một cuộc sống giàu có hơn

Câu 10: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

  • A. Thiên lí
  • B. Thiên kiến
  • C. Thiên hạ
  • D. Thiên thanh

Câu 11: Chú lính chì đã khiến tác giả nhớ tới nhân vật nào khác?

  • A. Rô-mê-ô và ông lão đánh cá trong truyện của Ơ-ni-xơ-tơ Hê-minh-uây
  • B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét
  • C. Ông lão đánh cà và con cá vàng
  • D. Cô bé bán diêm

Câu 12: Mục đích của tác giả khi viết văn bản “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen”là gì?

  • A. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen
  • B. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao
  • C. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của bài ca dao
  • D. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp văn chương Việt Nam

Câu 13: Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích Em bé thông minh còn thể hiện điều gì?

  • A. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có
  • B. Nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình
  • C. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • D. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo

Câu 14: Bài học rút ra từ văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là gì?

  • A. Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại: do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
  • B. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
  • C. Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
  • D. Khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.

Câu 15: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch

  • A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Nói lên sự bí từ của người viết
  • C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế.
  • D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 16: Bài học rút ra của hình ảnh trăng và đèn trong văn bản Biết người biết ta là gì?

  • A. Không nên khoe khoang mọi thứ
  • B. Phải biết tôn trọng người khác
  • C. Phải biết kính trên nhường dưới
  • D. Mọi việc đều có thể xảy ra khi mình biết kiên trì cố gắng

Câu 17: Trong truyện Chó sói và chiên con, Chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

  • A. Đuổi chiên con khỏi dòng suối
  • B. Trêu ghẹo chiên con
  • C. Muốn dụ dỗ chiên con đi theo mình
  • D. Muốn ăn thịt chiên con

Câu 18: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, thực chất ếch là con vật như thế nào?

  • A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.
  • B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
  • C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.
  • D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

Câu 19: Trong truyện Thầy bói xem voi, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

  • A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt.
  • B. Không xem xét voi bằng mắt mà bằng tay.
  • C. Không xem xét voi một cách toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét.
  • D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi.

Câu 20: Qua bài thơ “Con chim chiền chiện”, tiếng hót của chiền chiện gợi cho ta những cảm giác như thế nào?

  • A. Sôi sục, giục giã, gấp gáp
  • B. Lo lắng, tức tối, buồn rầu
  • C. Ồn ào, náo nhiệt, phiền phức
  • D. Thanh bình, tự do, yêu đời

Câu 21: Tác dụng của phó từ là?

  • A. Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật
  • B. Bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
  • C. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
  • D. Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 22: Văn bản Ông Một thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Thơ bốn chữ
  • C. Truyện ngắn
  • D. Lục bát

Câu 23: Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Sang thu?

  • A. Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người
  • B. Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh
  • C. Là tiếng nói thiết tha của người con khao khát được cống hiến cho cuộc đời
  • D. Bài thơ miêu tả những chuyến biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời

Câu 24: Thông điệp của bài thơ Lời của cây là gì?

  • A. Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này
  • B. Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ
  • C. Nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm con
  • D. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn

Câu 25: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Điệp từ

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác