Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Con sói trong văn bản “Hai người bạn đồng hành và con gấu” tượng trưng cho những con người nào trong xã hội?
A. Tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ỷ mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân
- B. Tượng trưng cho những người hiền lành, nhỏ bé trong xã hội
- C. Tượng trưng cho những người tốt bụng, hay giúp đỡ người khác
- D. Tượng trưng cho những người ích kỉ, không biết suy nghĩ cho người khác
Câu 2: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?
- A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.
- B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.
C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.
- D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.
Câu 3: Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói trong chuyện “Thầy bói xem voi” là gì?
A. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh
- B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật
- C. Do các thầy không có chung ý
- D. Do các thầy không nhìn thấy
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì…”
- A. So sánh
- B. Liệt kê
- C. Nói quá
D. Nhân hóa
Câu 5: Thông điệp của bài thơ Lời của cây là gì?
A. Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này
- B. Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ
- C. Nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm con
- D. Ca ngợi mơ ước khám phá cuộc sống trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn
Câu 6: Sang thu bắt nguồn từ cảm xúc nào?
- A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
B. Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc sang thu
- C. Cảm xúc về vẻ đẹp của Hà Nội
- D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đang nhớ của dân tộc
Câu 7: Qua văn bản “Biết người biết ta”, việc lấy hình ảnh châu chấu lấy sức nhỏ bé của mình để có thể di chuyển cỗ xe, tác giả dân gian đã bày tỏ điều gì?
- A. Tỏ ý khen
B. Tỏ ý chê bai
- C. Tỏ ý không quan tâm
- D. Tỏ ý đồng tình
Câu 8: Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết, tác giả dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì ?
- Không … ngô của con … của con gieo… đấy ạ… Con có bao giờ… dám sang vườn bên nhà đâu ? Con mà sang thì con Vện … cả con Mực nữa… nó cắn xổ ruột con ra còn gì ! (Nguyên Hồng )
A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh
- B. Thể hiện sự vô lễ
- C. Thể hiện sự vô lễ
- D. Thể hiện sự tranh luận
Câu 9: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ địa phương trong tác phẩm văn học?
- A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
- B. Để tô đậm tính cách nhân vật
C. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó
- D. Để tô đậm tính cách nhân vật
Câu 10: Văn bản Mùa sân phơi trước được kể theo ngôi thứ mấy?
- A. Ngôi thứ ba
- B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất
- D. Có sự thay đổi ngôi kể
Câu 11: “Khi đọc sách, bạn cần lướt qua những từ không … và tìm kiếm những từ khóa …”.
Điền vào chỗ … từ ngữ thích hợp.
- A. cần thiết / chính yếu
B. chính yếu / quan trọng
- C. cần thiết / quan trọng
- D. chính yếu / không quan trọng
Câu 12: Ở mục 6 văn bản “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn”, theo tác giả, nếu bạn chỉ đang đọc được 100 chữ/ phút, bạn phải ép mình đọc được bao nhiêu chữ một phút?
- A. 500 – 600 chữ/ phút
- B. 600 – 700 chữ/ phút
- C. 700 – 800 chữ/phút
D. 300 – 400 chữ/phút
Câu 13: Theo văn bản “Phòng tránh đuối nước”, em nên làm gì đầu tiên khi bị “chuột rút” ở dưới nước?
- A. Bơi nhanh vào bờ.
- B. Bơi đứng.
C. Bình tĩnh, thư giãn trong nước và kêu cứu.
- D. Vật vã để thoát khỏi chứng chuột rút.
Câu 14: Điều gì đã thôi thúc khát vọng văn chương trong nhà văn Nguyễ Văn Học?
- A. Sống trong một gia đình có truyền thống văn chương
- B. Có mẹ và bà theo con đường nghệ thuật
- C. Được tham gia nhiều bữa tiệc của những người ưa thích văn chương
D. Cuộc sống vất vả, khó khăn
Câu 15: Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng phê phán điều gì?
- A. Thói quen sống ỉ lại, không tự lập.
- B. Thói quen sống tự cao, coi thường người khác.
- C. Lối sống lãng phí, không biết tiết kiệm cho bản thân.
D. Thái độ ích kỉ, sống cho bản thân, không coi trọng quyền lợi chung của tập thể.
Câu 16: Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
- A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
- B. Nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới
C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
- D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có
Câu 17: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?
- A. Lòng nhân hậu của con người Việt Nam
B. Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam
- C. Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam
- D. Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam
Câu 18: Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm?
A. Tác giả muốn để người đọc nhận ra những mặt trái của đời sống thực
- B. Tác giả muốn người đọc tin vào sự dũng cảm của chú lính chì
- C. Tác giả muốn người đọc tin vào sự trung thực của chú lính chì
- D. Tác giả muốn người đọc tin vào sự trung thành của chú lính chì
Câu 19: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
- A. Gia vị
- B. Gia tăng
- C. Tham gia
D. Gia sản
Câu 20: Theo Minh Khuê, điều gì là yếu tố quyết định một phần quan trọng trong sự sống của con người?
- A. Tính trung thực
B. Sự lạc quan
- C. Lòng nhân hậu
- D. Lòng dũng cảm
Câu 21: Trong văn bản Cốm Vòng, người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong bao nhiêu tiếng đồng hồ phải bắt tay vào việc chế hóa hạt thóc ra thành cốm?
- A. Bảy tiếng đồng hồ
- B. Mười tiếng đồng hồ
- C. Mười hai tiếng đồng hồ
D. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ
Câu 22: Theo tác giả Y Phương, vì sao giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì?
- A. Vì nó đắt đỏ, hiếm có
- B. Vì nó to hơn những loại hạt dẻ khác
- C. Vì nó khó trồng
D. Vì nó ngọt thơm bởi tay người trông và bón chăm
Câu 23: Bài thơ “Sang thu” là sự kết hợp giữa
- A. Màu sắc và âm thanh của mùa thu
B. Màu sắc và âm thành của bức tranh thiên nhiên
- C. Màu sắc và âm thanh của mùa hạ
- D. Màu sắc và âm thanh của mùa xuân
Câu 24: Con chim chiền chiện bay giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
A. Bay lượn giữa khung cảnh bao la rộng lớn của đất trời
- B. Bay lượn trong chiếc lồng sắt và nhìn ngắm thiên nhiên
- C. Bay lượn giữa khung cảnh nhỏ hẹp
- D. Bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên đầy bão giông, hoang tàn
Câu 25: Truyện Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải biết cố gắng học tập, không ngừng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- B. Phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- C. Phải biết lượng sức mình, không nên làm những việc vô nghĩa.
- D. Phải biết tránh xa những thói hư, tật xấu.
Bình luận