Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ Lời của cây thuộc chủ đề gì?
A. Tình yêu thương mầm xanh thiên nhiên
- B. Khám phá bí ẩn dưới lòng đại dương
- C. Mơ ước của cha và con
- D. Tình mẫu tử thiêng liêng
Câu 2: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ Sang thu?
- A. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời
B. Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm sâu sắc
- C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
- D. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước
Câu 3: Văn bản Ông Một được trích từ tác phẩm nào?
A. Phía Tây Trường Sơn
- B. Mùa săn trên núi
- C. Người quản tượng và con voi chiến sĩ
- D. Sống giữa bầy voi
Câu 4: Phó từ là gì?
A. Là các từ ngữ bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
- B. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó
- C. Là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều
- D. Là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái…
Câu 5: Đâu là phong cách sáng tác của Huy Cận?
- A. Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
- B. Hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý
C. Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết
- D. Sách cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự
Câu 6: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
- A. Giới thiệu được bài thơ và tác giả: nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ
- B. Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, chú ý tác dụng của thể thơ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ
- C. Khái quát được cảm xúc về bài thơ
D. Biết cách gieo vần cho bài thơ
Câu 7: Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán đối tượng nào?
- A. Những kẻ lười biếng
B. Những kẻ dốt nát mà huênh hoang
- C. Những kẻ tham lam
- D. Những kẻ nhát gan
Câu 8: Ngoài việc phê phán kẻ bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn, truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu còn có ý nghĩa gì?
- A. Phê phán những kẻ hay ăn lười làm
- B. Phê phán những kẻ tham lam
C. Đề cao sự thông minh và mưu trí của con người
- D. Phê phán những kẻ dốt nát mà huênh hoang
Câu 9: Sau hình ảnh của châu chấu và cỗ xe chúng ta nhận ra điều gì?
- A. Không nên khoe khoang mọi thứ
- B. Phải biết tôn trọng người khác
- C. Phải biết kính trên nhường dưới
D. Mọi việc đều có thể xảy ra khi mình biết kiên trì cố gắng
Câu 10: Dòng nào sau đây không phải là công dụng của dấu chấm lửng?
- A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật
- C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
- D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
Câu 11: Trong câu chuyện Chân, tay, tai, mắt, miệng, khi lão Miệng có thức ăn trở lại thì điều gì đã diễn ra?
A. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy khỏe mạnh, tươi tỉnh ra.
- B. Lão Miệng được hồi sinh và tiếp tục làm nhiệm vụ của mình.
- C. Lão Miệng cảm thấy được ăn ngon hơn trước.
- D. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt không dám phân bì với lão Miệng nữa.
Câu 12: Câu văn nào trong văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh?
A. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân
- B. Thông quan thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
- C. Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng
- D. Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân
Câu 13: Theo Hoàng Tiến Tựu, bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến mức độ nào trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí?
- A. Bình thường
- B. Trung bình
- C. Xuất sắc
D. Hoàn mĩ hiếm có
Câu 14: Theo tác giả Li-xơ-bớt Đao-mon-tơ, điều gì giúp chú lính chì chiến thắng nỗi sợ hãi tên phù thủy gớm ghiếc trong chiếc hộp lò xo, đã vượt qua mọi hiểm nguy ở thế giới bên ngoài?
- A. Cô chủ trợ giúp
B. Trái tim dũng cảm
- C. Cô vũ công ba lê trợ giúp
- D. Những chú lính chì khác giúp đỡ
Câu 15: Đâu không phải là từ Hán Việt?
- A. Xã tắc
- B. Sơn thủy
C. Đất nước
- D. Giang sơn
Câu 16: Theo Minh Khuê, hành động cao cả của cụ Bơ-mơn đã chứng minh điều gì?
- A. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự dũng cảm
- B. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự trung thực
- C. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự nhân hậu
D. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh
Câu 17: Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước .... đồng quê nội cỏ An Nam.” nói đến vấn đề gì?
- A. Kể về nguồn gốc của cốm Vòng
B. Ca ngợi giá trị của cốm Vòng.
- C. Miêu tả cách thức làm cốm Vòng.
- D. Bàn về sự thưởng thức cốm Vòng.
Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm của hạt dẻ Trùng Khánh trong bài đọc “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”?
- A. Giống hạt dẻ Trùng Khánh là “số một La Mã”, không ở đâu bằng.
B. Thông thường, hạt dẻ Trùng Khánh dài và méo mó.
- C. Hạt dẻ bắt đầu chín vào “cữ cuối tháng Tám âm lịch”
- D. Khi hạt dẻ còn tươi, thịt của nó “rắn chắc”, “giòn tan”.
Câu 19: Điền vào chỗ … để hoàn thành đoạn thơ sau:
“Đã tràn ngân nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng này xanh sang mùa
…………………………………….
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về”
- A. Xanh lễ đã kiệt sức hè
- B. Vườn chiều rộn lá thu sang
C. Vàng như tự nắng tự mưa
- D. Cỏ non xanh tận chân trời
Câu 20: Thế nào là từ ngữ địa phương?
- A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
- C. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
- D. Là từ ngữ được ít người biết đến
Câu 21: Nguyễn Ngọc Tư thường viết về đề tài gì?
A. Viết về tình bạn ở đồng quê
- B. Viết về xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa
- C. Viết về phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số
- D. Viết về sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người
Câu 22: Mục đích viết của bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc là?
A. Bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình đối với đối tượng được nói tới và khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc
- B. Thuyết phục người khác về đối tượng được nói tới
- C. Ép người khác bày tỏ tình cảm, suy nghĩ về đối tượng được nói tướng
- D. Khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc
Câu 23: Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn viết về điều gì?
- A. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động viết giúp chúng ta có thể ghi chép hiệu quả hơn
B. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- C. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động bơi giúp chúng ta có thể phòng tránh đuối nước
- D. Giới thiệu những quy tắc, bài học trong cuộc sống
Câu 24: Từ mây trong trường hợp nào sau đây được dùng như một thuật ngữ?
- A. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
B. Mây: trạng thái của nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ trên không trung
- C. Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
- D. Hôm nay trời nhiều mây
Câu 25: Theo văn bản “Phòng tránh đuối nước”, vì sao không nên bơi lội trong vùng nước dở bẩn hay bùn lầy?
- A. Vì môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn
- B. Vì sẽ không có ai cứu khi gặp tình huống nguy hiểm
- C. Vì rất hại cho dạ dày
D. Vì không thể nhìn thấy được đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người
Bình luận