Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:

  • A. Có khả năng đẩy các vật khác
  • B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
  • C. Còn được gọi là vật mang điện tích
  • D. Không có khả năng đẩy các vật khác

Câu 2: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

  • A. 600 J
  • B. 200 J
  • C. 100 J
  • D. 400 J

Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

  • A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
  • B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
  • C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
  • D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 4: Một mạch điện không thể thiếu

  • A. bóng đèn.                 
  • B. chuông điện.              
  • C. cầu chì.              
  • D. dây nối điện

Câu 5: Bức xạ nhiệt là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  • B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………

  • A. Điện thế
  • B. Hiệu điện thế
  • C. Cường độ điện thế
  • D. Cường độ dòng điện

Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

  • A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
  • B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
  • C. Một máy bay đang bay trên cao.
  • D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu 8: Thanh quản là một bộ phận của

  • A. hệ hô hấp.
  • B. hệ tiêu hóa.
  • C. hệ bài tiết.
  • D. hệ sinh dục.

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:

  • A. Hút được mảnh vải khô
  • B. Hút được mảnh nilông
  • C. Hút được mảnh giấy vụn
  • D. Hút được thanh thước nhựa

Câu 10: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng?

  • A. Cơ hoành
  • B. Cơ ức đòn chũm
  • C. Cơ liên sườn
  • D. Cơ nhị đầu

Câu 11: Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:

  • A. 100 V hay 200 V
  • B. 110 V hay 220 V
  • C. 200 V hay 240 V
  • D. 90 V hay 240 V

Câu 12: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì 

  • A. Thành phần hữu cơ nhiều hơn vô cơ
  • B. Thành phần hữu cơ ít hơn vô cơ
  • C. Chưa có thành phần vô cơ
  • D. Chưa có thành phần hữu cơ

Câu 13: Chọn câu trả lời đúng

Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc – qui là:

  • A. Dòng điện không đổi
  • B. Dòng điện một chiều
  • C. Dòng điện xoay chiều
  • D. Dòng điện biến thiên

Câu 14: Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển là hoạt động của

  • A. Ruột non
  • B. Dạ dày
  • C. Ruột già
  • D. Thực quản

Câu 15: Chọn câu phát biểu sai

  • A. Tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên
  • B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua
  • C. Dòng điện có tác dụng phát sáng
  • D. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng

Câu 16: Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

  • A. nuốt.      
  • B. viết.
  • C. nói.      
  • D. nhai.

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào

  • A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính
  • B. Vì cánh quạt có điện
  • C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện
  • D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện

Câu 18: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Đun ước trong ấm.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự thông khí trong lò.

Câu 19: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?

  • A. Dịch tuỵ      
  • B. Dịch ruột
  • C. Dịch mật      
  • D. Dịch vị

Câu 20: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

  • A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
  • B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
  • C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
  • D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Câu 21: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

  • A. Uống nước lọc
  • B. Ăn kem
  • C. Uống sinh tố bằng ống hút
  • D. Ăn rau xanh

Câu 22: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

  • A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
  • B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
  • C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA
  • D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A

Câu 23: Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá?

  • A. Nước giải khát có ga
  • B. Xúc xích
  • C. Lạp xưởng
  • D. Khoai lang

Câu 24: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

  • A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
  • B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
  • C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
  • D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Câu 25: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm?

  • A. Lactose   
  • B. Glucose
  • C. Maltose       
  • D. Saccharose

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác