Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 4 Kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 cuối học kì 1 đề số 3 sách Kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Động vật không cần yếu tố nào sau đây để sống và phát triển?

  • A. Không khí.
  • B. Sỏi.
  • C. Ánh sáng.
  • D. Nước.

Câu 2: Động vật không có khả năng

  • A. Tự săn mồi.
  • B. Tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
  • C. Ăn thịt động vật khác.
  • D. Đẻ trứng.

Câu 3: Động vật ăn gì để sống:      

  • A. Ăn động vật.
  • B. Ăn thực vật.
  • C. Chỉ ăn lá cây và uống nước.
  • D. Tùy theo loài động vật mà chúng có nhu cầu về thức ăn khác nhau.

Câu 4: Mỗi loài cây khác nhau có

  • A. Nhu cầu về ánh sáng giống nhau
  • B. Nhu cầu về nước giống nhau, khác nhau về nhu cầu chất khoáng và nhiệt độ
  • C. Chỉ khác nhau về nhu cầu nước, các điều kiện khác là giống nhau
  • D. Nhu cầu về ánh sáng, nước, chất khoáng và nhiệt độ thích hợp không giống nhau

Câu 5: Động vật nào sau đây ăn động vật?

  • A. Dê
  • B. Thỏ
  • C. Hổ
  • D. Ngựa

Câu 6: Cách làm nào sau đây không phải là chăm sóc cây trồng?

  • A. Xới đất cho cây
  • B. Bắt sâu
  • C. Thường xuyên quên tưới nước cho cây
  • D. Bón phân đúng thời điểm

Câu 7: Động vật nào sau đây chỉ ăn thực vật?

  • A. Con dê
  • B. Chim đại bàng
  • C. Hổ
  • D. Cá sấu

Câu 8: Trồng cây ở nơi có ánh nắng giúp

  • A. Cung cấp nước cho cây
  • B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây
  • C. Làm đất tăng thêm độ thoáng đồng thời hạn chế bốc hơi nước
  • D. Cung cấp ánh sáng mặt trời cho cây quang hợp

Câu 9: Khi cây có hiện tượng vàng lá, thân gầy. Cây có thể thiếu

  • A. Ánh sáng mặt trời
  • B. Sỏi
  • C. Độ ẩm không khí
  • D. Hơi nước trong không khí

Câu 10: Một số việc làm chăm sóc cây trồng là

  • A. Tưới cây
  • B. Bón phân
  • C. Bắt sâu cho cây
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tiếng ồn?

  • A. Tiếng ồn gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
  • B. Thường phát ra không đúng lúc.
  • C. Tiếng ồn nhiều, kéo dài có thể gây bệnh cho con người
  • D. Tiếng ồn gây cảm giác khó chịu cho người nghe nhưng con người vẫn chịu dựng được

Câu 12: Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của tiếng ồn đối với con người?

  • A. Gia tăng tuổi thọ.
  • B. Tổn thương tai.
  • C. Chóng mặt.
  • D. Mất ngủ.

Câu 13: Cho thìa kim loại vào cốc nước lạnh. Một thời gian sau, nhiệt độ của thìa

  • A. Không đổi
  • B. Giảm đi
  • C. Tăng lên
  • D. Không xác định được

Câu 14: Khi cho vài viên đá vào cốc nước, ta nước trong cốc lạnh hơn. Như vậy

  • A. Nước đã truyền nhiệt cho viên đá.
  • B. Viên đá truyền nhiệt cho nước.
  • C. Nhiệt độ của không khí làm cốc nước lạnh hơn.
  • D. Cốc nước không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của viên đá.

Câu 15: Trong các vật sau đây, vật nào có nhiệt độ thấp nhất?

  • A. Cốc nước nguội
  • B. Cốc nước đá
  • C. Cốc nước nóng
  • D. Không xác định được

Câu 16: Cho ba cốc nước gồm nước nóng, nước nguội và nước đá. Cốc nước có nhiệt độ cao hơn nước nóng là

  • A. Nước đá
  • B. Nước nguội
  • C. Không có cốc nào vì nước nóng có nhiệt độ cao nhất
  • D. Cả A và B

Câu 17: Trống phát ra âm thanh từ

  • A. Mặt trống.
  • B. Thân trống.
  • C. Dùi trống.
  • D. Tay người gõ.

Câu 18: Các loại nhạc cụ (nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi) được phân loại dựa vào

  • A. Cách làm nhạc cụ phát ra âm thanh
  • B. Nguyên liệu làm nhạc cụ
  • C. Nguồn gốc của nhạc cụ
  • D. Người tạo ra nhạc cụ

Câu 19: Gần nhà Nam có một xưởng rèn làm việc gần như suốt ngày đêm. Tiếng ồn từ xưởng có thể gây tác hại gì cho những người sống ở đó?

  • A. Gây mất ngủ
  • B. Ảnh hưởng đến năng suất lao động
  • C. Ảnh hưởng đến khả năng trao đổi thông tin của con người
  • D. Cả A, B, C

Câu 20: Trong các vật sau đây, vật nào có nhiệt độ cao nhất?

  • A. Cốc nước nguội
  • B. Cốc nước đá
  • C. Cốc nước nóng
  • D. Không xác định được

 

 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác