Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cảnh diều ôn tập Bài 7: Thơ tám chữ và thơ tự do (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cảnh diều ôn tập Bài 7: Thơ tám chữ và thơ tự do (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?

  • A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
  • B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)
  • C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)
  • D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Câu 2: Bài thơ “Quê hương” được viết theo thể thơ nào? 

  • A. Thể thơ 5 chữ.
  • B. Thể thơ 8 chữ. 
  • C. Thể thơ lục bát.
  • D. Thể thơ tự do. 

Câu 3: Trong hai câu thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?

  • A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
  • B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.
  • C. Cảnh đón thuyền cá về bến.
  • D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.

Câu 4: Phương thức biểu đạt nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ? 

  • A. Tự sự. 
  • B. Miêu tả. 
  • D. Nghị luận.

Câu 5: Ý nghĩa nhan đề “Quê hương” là gì? 

  • A. Chỉ để đặt tên cho bài thơ. 
  • B. Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ, sự gắn bó với quê hương của nhà thơ.
  • C. Phê phán cuộc sống ở quê hương. 
  • D. Miêu tả cuộc sống sinh hoạt tại quê hương của tác giả.

Câu 6: Giọng điệu của bài thơ được thể hiện như thế nào? 

  • A. Buồn bã, ảm đậm.
  • B. Khỏe khoắn, hào hùng. 
  • C. Chấm biếm, mỉa mai. 
  • D. Lãng mạn, mơ mộng.

Câu 7: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả đang chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn.
  • B. Khi tác giả đang du học ở nước ngoài.
  • C. Khi tác giả vừa từ nước ngoài về nước.
  • D. Khi đất nước vừa thống nhất.

Câu 8: Bài thơ “Bếp lửa” viết về đề tài gì?

  • A. Tình đồng đội.
  • B. Tình quân dân.
  • C. Tình anh em.
  • D. Tình cảm gia đình.

Câu 9: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?

  • A. Người bà.
  • B. Người bố.
  • C. Người cháu.
  • D. Người mẹ.

Câu 10: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

  • A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945.
  • C. Nạn đói năm 1945.
  • D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ “Bếp lửa”?

  • A. Mang giá trị lãng mạn.
  • B. Là bài thơ mang đậm giá trị hiện thực.
  • C. Thể hiện tình cảm gia đình cao quý trong chiến tranh.
  • D. Bài thơ thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Câu 12: Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

  • A. Sáng tạo hình ảnh biểu tượng độc đáo.
  • B. Sử dụng các thủ pháp ước lệ đặc sắc.
  • C. Giọng điệu khỏe khoắn, hào hùng.
  • D. Ngôn ngữ thơ trau chuốt, tài hoa.

Câu 13: Điệp thanh là biện pháp tu từ thể hiện ở việc:

  • A. Lặp lại một từ nhiều lần.
  • B. Lặp lại một kiểu thanh điệu ở các âm tiết.
  • C. Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa.
  • D. Tạo ra câu văn ngắn gọn.

Câu 14: Có bao nhiêu lối chơi chữ thường gặp? 

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 15: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? 

Khí trời quanh tôi làm bằng tơ

Khí trời quanh tôi làm bằng thơ

(Xuân Diệu, Nhị hồ)

  • A. Biện pháp tu từ điệp thanh. 
  • B. Biện pháp tu từ chơi chữ.
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ. 
  • D. Biện pháp tu từ so sánh.

Câu 16: Tác dụng của việc sử dụng thanh điệu trong đoạn trích sau là gì? 

“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.”

(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)

  • A. Gợi không gian tĩnh lặng. 
  • B. Tô đậm sự hiu quanh, heo hút của cảnh hai bên bờ sông Đà. 
  • C. Tạo nhạc tính, tăng sức biểu cảm cho đoạn văn và gợi ra một không gian tĩnh lặng.
  • D. Nhấn mạnh nỗi buồn trong lòng người. 

Câu 17: Bài thơ “Chiều xuân” được viết theo thể thơ nào?

  • A. 8 tiếng.
  • B. 7 tiếng.
  • C. 5 tiếng. 
  • D. 6 tiếng. 

Câu 18: Bài thơ “Chiều xuân” được in trong tập nào? 

  • A. Bài thơ được in trong tập “Bức tranh quê”
  • B. Bài thơ được in trong tập “Răng đen”
  • C. Bài thơ được in trong tập “Đảo ngọc”
  • D. Bài thơ được in trong tập “Quê chồng”

Câu 19: Bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều xuân ở khổ thứ 2 có đặc điểm gì?

  • A. Tĩnh lặng và buồn bã.
  • B. Sinh động và nhẹ nhàng.
  • C. Ồn ào và náo nhiệt. 
  • D. U ám và ảm đạm.

Câu 20: Câu thơ “Đò lười biến nằm mặc nước sông trôi/ Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh. 
  • B. Nhân hóa. 
  • C. Ẩn dụ. 
  • D. Hoán dụ.

Câu 21: Xác định loại từ các từ in đậm trong câu thơ “Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa”?

  • A. Động từ. 
  • B. Tính từ. 
  • C. Danh từ. 
  • D. Đại từ.

Câu 22: Bài thơ “Nhật kí đô thị hóa” được sáng tác theo thể thơ gì?

  • A. Thơ 7 chữ. 
  • B. Thơ tự do. 
  • C. Thơ lục bát. 
  • D. Thơ 8 chữ.

Câu 23: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Nhật kí đô thị hóa” là ai? 

  • A. Người mẹ của tác giả.
  • B. Một nhân vật hư cấu. 
  • C. Tác giả (nhân vật tôi).
  • D. Người bà của tác giả.

Câu 24: Câu thơ “Nhặt được đồng xu cùn gỉ cuối sân” gợi lên điều gì?

  • A. Sự giàu có. 
  • B. Ký ức tuổi thơ. 
  • C. Vật chất hiện đại. 
  • D. Sự nghèo khó.

Câu 25: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”?

  • A. So sánh. 
  • B. Hóan dụ. 
  • C. Ẩn dụ. 
  • D. Nói quá. 

Câu 26: Nội dung chính của bài thơ “Nhật kí đô thị hóa” là gì?

  • A. Qúa trình phát triển đô thị trong cuộc sống.
  • B. Kí ức thời thơ ấu gắn với quê hương, với hình bóng của mẹ và sự tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống hiện nay.
  • C. Cuộc sống hiện đại trong thành phố. 
  • D. Vấn đề môi trường do đô thị hóa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác