Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều ôn tập Bài 6: Truyện truyền kì và truyện trinh thám (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập Bài 6: Truyện truyền kì và truyện trinh thám (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng ngôn ngữ nào?

  • A. Chữ Nôm.
  • B. Chữ Hán.
  • C. Chữ quốc ngữ.
  • D. Ngôn ngữ khác.

Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?

  • A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật
  • B. Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và yếu tố hoang đường
  • C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra.
  • D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.

Câu 3: Câu văn nào khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?

  • A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
  • B. Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
  • C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
  • D. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.

Câu 4: Chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương phản ánh điều gì?

  • A. Vũ Nương là cô gái có giá trị.
  • B. Tình yêu bao la của Trương Sinh.
  • C. Người phụ nữ ngang hàng với hàng hóa, có thể mua bán bằng tiền bạc.
  • D. Phải có điều kiện mới cưới được Vũ Nương.

Câu 5: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?

  • A. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp
  • B. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con
  • C. Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được
  • D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Câu 6: Ai đã đóng giả Hót-mơ En-giô để tán tỉnh Me-ri trong văn bản Vụ cải trang bất thành?

  • A. Me-ri. 
  • B. Ông Uyn-đi-banh.
  • C. Vợ của ông Uynh-đi-banh. 
  • D. Không ai đóng giả Hót-mơ En-giô.

Câu 7: Nhân vật chính trong câu chuyện Vụ cải trang bất thành là ai? 

  • A. Hôm và Me-ri.
  • B. Hôm và Oát-sơn.
  • C. Hôm và ông Uynh-đi-banh. 
  • D. Me-ri và ông Uynh-đi-banh.

Câu 8: Thái độ của Hôm đối với Uynh-đi-banh ở cuối văn bản, thể hiện điều gì về tính cách của Hôm? 

  • A. Hôm là người dễ nóng giận. 
  • B. Hôm là người cống bằng và kiên quyết chống lại cái ác. 
  • C. Hôm có thành kiế với Uynh-đi-banh. 
  • D. Hôm là người không biết kiềm chế cảm xúc. 

Câu 9: Trong câu "Hôm qua, tôi rất vui vì được gặp lại một người bạn cũ mà tôi đã có nhiều năm gắn bó", phần "mà tôi đã có nhiều năm gắn bó" mở rộng:

  • A. Chủ ngữ.            
  • B. Vị ngữ.               
  • C. Bổ ngữ.               
  • D. Trạng ngữ.

Câu 10: Hình thức biến đổi nào liên quan đến vị trí của các từ ngữ trong câu?

  • A. Thay đổi trật tự của các từ ngữ.
  • B. Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.
  • C. Chuyển câu chủ động thành câu bị động.
  • D. Thay đổi thì của động từ.

Câu 11: Trong câu "Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi là kết quả của việc luyện viết thường xuyên", cụm từ nào là cụm danh từ được chuyển đổi từ cụm chủ ngữ - vị ngữ?

  • A. Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi.
  • B. Kết quả của việc luyện viết thường xuyên.
  • C. Việc luyện viết thường xuyên.
  • D. Kĩ năng viết của chúng tôi.

Câu 12: Trong câu "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật - đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc", phần nào là thành phần biệt lập?

  • A. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  • B. Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.
  • C. Đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.
  • D. Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.

Câu 13: Câu nào trong các câu dưới đây không phải là câu dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Cô ấy thích nghe những bài hát mà ca sĩ yêu thích của cô thường biểu diễn.
  • B. Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề mà nhiều nhà khoa học quan tâm gần đây.
  • C. Anh ấy mua chiếc điện thoại mà nhiều người đang săn đón trên thị trường.
  • D. Chiếc cặp mà em trai tôi đánh rơi ở trường đã được tìm thấy.

Câu 14: Mở rộng cấu trúc câu nhằm mục đích gì?

  • A. Rút gọn thông tin của câu.
  • B. Tăng lượng thông tin cho câu.
  • C. Thay đổi ý nghĩa của câu.
  • D. Loại bỏ các thành phần không cần thiết.

Câu 15: Thành phần biệt lập trong câu "Sách - người bạn thầm lặng nhưng luôn mang đến tri thức và niềm vui - là món quà vô giá cho mọi lứa tuổi" là:

  • A. Sách.
  • B. Người bạn thầm lặng nhưng luôn mang đến tri thức và niềm vui.
  • C. Là món quà vô giá.
  • D. Cho mọi lứa tuổi.

Câu 16: Việc biến đổi cấu trúc câu có tác dụng gì đối với văn bản?

  • A. Làm cho văn bản dài hơn.
  • B. Thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của văn bản.
  • C. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết giữa các câu, các đoạn; làm nổi bật lên ý muốn biểu đạt.
  • D. Làm cho văn bản khó hiểu hơn.

Câu 17: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động?

  • A. Cha tôi sinh được hai người con.
  • B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
  • C. Bạn ấy được điểm mười.
  • D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới

Câu 18: Văn bản “Dế chọi” thuộc tác phẩm nào? 

  • A. Truyền Kiều. 
  • B. Liêu Trai chí dị. 
  • C. Truyện cổ tích Việt Nam. 
  • D. Truyền kì mạn lục.

Câu 19: Truyện “Dế chọi” lấy bối cảnh và thời gian đời nhà nào? 

  • A. Đời nhà Tống.
  • B. Đời Tuyên Đức nhà Minh. 
  • C. Đời nhà Thanh. 
  • D. Đời nhà Nguyễn.

Câu 20: Thành Danh giữ chức vụ gì trong làng? 

  • A. Thanh Danh là một quan lệnh. 
  • B. Thành Danh là lí trưởng.
  • C. Thành Danh là chức dịch trong làng. 
  • D. Thành Danh là một đồng sinh. 

Câu 21: Con dế mà Thành Danh cuối cùng dâng lên vua có đặc điểm gì?

  • A. To lớn và mạnh mẽ. 
  • B. Nhỏ nhưng nhanh nhẹn, chọi giỏi và biết nhảy múa. 
  • C. Đẹp nhưng yếu ớt. 
  • D. Bình thường nhưng rất hung dữ. 

Câu 22: Ai là người phải chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc cống nạp dế chọi?

  • A. Quan Tri huyện.
  • B. Lí trưởng. 
  • C. Người dân. 
  • D. Quan trong cung.

Câu 23: Thành Danh đã chịu hình phạt gì khi không nộp được dế?

  • A. Thành Danh bị phạt tiền. 
  • B. Thành Danh bị đuổi việc. 
  • C. Thành Danh bị đánh 100 gậy. 
  • D. Thành Danh bị tù giam.

Câu 24: Ai đã đến thôn làng và được cho là có khả năng bói toán cầu thần?

  • A. Một thầy bói.
  • B. Một cô đồng gù. 
  • C. Một nhà sư. 
  • D. Một quan chức triều đình.

Câu 25: Truyện “Dế chọi” có mục đích là gì? 

  • A. Ca ngợi chế độ phong kiến. 
  • B. Đả kích chế độ chính trị tàn bạo và vạch mặt bọn quan lại tham nhũng. 
  • C. Tuyên truyền cho một chính sách mới. 
  • D. Để giải trí thuần túy. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác