Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập bài 3: Sông núi linh thiêng (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 3: Sông núi linh thiêng (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Định nghĩa nào đúng với chức Phán sự trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?

  • A. Quan đứng đầu một tổng.
  • B. Quan xem xét cho vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án.
  • C. Quan xét xử các vụ tranh, chấp kiện tụng thời xưa.
  • D. Quan cai quản một địa phương.

Câu 2: Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng ngôn ngữ nào?

  • A. Chữ Nôm.
  • B. Chữ Hán.
  • C. Chữ Quốc ngữ.
  • D. Ngôn ngữ khác.

Câu 3: Tên phiên âm của Chuyện chức phá sự Đền Tản Viên là gì?

  • A. Tản Viên từ phán sự lục.
  • B. Tản Viên từ phán sự.
  • C. Tản Viên phán sự lục từ.
  • D. Chuyện phán sự từ Tản Viên.

Câu 4: Các hình phạt mà Diêm Vương và trời đất áp dụng để trừng trị tên giặc phương Bắc có ý nghĩa sâu xa, gắn với triết lí, quan niệm của người phương Đông. Dòng nào dưới đây giải thích chưa đúng ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật?

  • A. Lấy lồng sắt chụp vào đầu chứng tỏ lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát, trước khi chết phải chịu quằn quại, đau đớn một cách đáng đời.
  • B. Khẩu gỗ nhét vào miệng là làm cho “cấm khẩu”, tiệt nọc thói ngụy tạo, lừa dối xấu xa.
  • C. Bỏ [...] vào ngục Cửu U là đày cho vào ngục tối chín tầng để vĩnh viễn không được thấy ánh sáng.
  • D. Ngôi mộ [...] tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám là nỗi bất hạnh ghê gớm nhất: chết rồi còn bị phanh thây.

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quán:

- Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!

… Bởi thế được nổi tiếng và giữ chức vụ ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

  • A. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.
  • B. Tử Văn gặp hồn ma tên bách hộ họ Thôi và thổ thần.
  • C. Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
  • D.Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên.

Câu 6: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì lí do gì?

  • A. Vì muốn diệt trừ kẻ giả danh là thần mà lại tác yêu tác quái trong dân gian.
  • B. Vì không tin vào điều mê tín, dị đoan.
  • C. Vì muốn thể hiện thái độ cao ngạo của mình.
  • D. Vì muốn giúp đỡ viên Thổ công

Câu 7: Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào của Ngô Tử Văn là hành động trừ hại cho dân?

  • A. Đánh bọn quỷ Dạ Xoa.
  • B. Đốt đền của một tên hung thần vốn là một tướng giặc xâm lược
  • C. Chống lại Diêm Vương.
  • D. Trở thành quan phán sự

Câu 8: "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện.
  • B. Văn tế.
  • C. Hát nói.
  • D. Cáo.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"? 

  • A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.
  • B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
  • C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.
  • D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Câu 10: Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

  • A. Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ.
  • B. Vì sự bền vững của triều đình.
  • C. Giữ gìn từng miếng cơm manh áo.
  • D. Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại.

Câu 11: Tiếng than “Hỡi ôi!” thể hiện: 

  • A. Tình cảm thương xót đối với người đã khuất.
  • B. Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm đồng thời là tiếng thương xót đối với người đã khuất.
  • C. Tiếng than trời vì triều đình không đứng về phía người dân.
  • D. Tiếng than của những người sĩ phu yêu nước.

Câu 12: Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì? 

  • A. Nghệ thuật đối.
  • B. Đảo ngữ.
  • C. Liệt kê.
  • D. Ẩn dụ.

Câu 13: Đoạn văn nào sau đây “biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, Tổ quốc đời đời ghi công”? 

  • A. “Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chi biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
  • B. “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm dao tu, nón gõ”.
  • C. “Ôi! Một trận khói tan; ngàn năm tiết rỡ. (...) Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu đề thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
  • D. “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.

Câu 14: Sáng tác của Cao Bá Quát bao gồm có?

  • A. Thơ văn chữ Hán.
  • B. Thơ chữ Nôm.
  • C. Thơ Quốc ngữ.
  • D. Cả thơ văn chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 15: Ngọn núi nào đã được nhắc đến trong bài thơ Vịnh Tản Viên sơn?

  • A. Núi Côn Sơn.
  • B. Núi Cả.
  • C. Núi Tản Viên.
  • D. Núi Đôi.

Câu 16: Vẻ đẹp của núi Tản Viên được miêu tả qua từ ngữ nào?

  • A. Đỉnh tròn tròn, nước không tới nổi, đất vạn thước, sương khói bao phủ.
  • B. Đỉnh thoải, đầy muông thú quý, bốn bể mây ngàn trập trùng.
  • C. Đỉnh cao đến tận trời, mây trắng bao quanh tứ phía.
  • D. Núi cao trập trùng, đường đi hiểm trở chia cắt.

Câu 17: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua bài thơ là gì?

  • A. Tình yêu nước và sự tự hào dân tộc.
  • B. Lòng căm thù giặc sâu sắc.
  • C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái tiêu diêu của người thi sĩ.
  • D. Thể hiện ước vọng sau này sẽ được ẩn mình nơi đây.

Câu 18: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát”

  • A. Câu trên đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. Thơ đã bao gồm các thể thơ song thất lục bát và lục bát rồi. 
  • B. Câu có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. Gộp 2 đối tượng thơ và thể thơ làm một làm câu mất đi sự tương thích.
  • C. Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu, thể thơ không thể đi cùng với song thất lục bát và lục bát
  • D. Sai cách dùng cụm từ liên kết, không chỉ.... còn

Câu 19: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Mẹ tôi muốn tôi trở thành một nhà trí thức hoặc một nhà khoa học.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Trí thức mà lại còn là nhà khoa học.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 20: Nêu cách hiểu đúng nhất của câu sau: Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.

  • A. Số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi là rất nhiều.
  • B. Doanh nghiệp làm ăn thu được rất nhiều lãi.
  • C. Doanh nghiệp này thu được rất nhiều lãi.
  • D. Doanh nghiệp có lãi rất nhiều vì làm ăn.

Câu 21: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

  • A. Bầu trời xanh ngắt một màu in bóng xuống dòng sông.
  • B. Dòng sông xanh ngắt một màu phản chiếu hình ảnh bầu trời.
  • C. Dòng sông in bóng bầu trời xanh ngắt một màu.
  • D. Bầu trời in bóng xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

Câu 22: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Mặc dù đến muộn nhưng nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

  • A. Mặc dù đến muộn nhưng nó vẫn kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.
  • B. Nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng mặc dù đến muộn.
  • C. Mặc dù đến sớm nhưng nó vẫn kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.
  • D. Mặc dù đến sớm nhưng nó vẫn bị lỡ chuyến xe buýt cuối cùng.

Câu 23: Khi sửa lỗi câu bị mắc lỗi logic cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần nắm bắt trường nghĩa của các từ.
  • B. Cần nắm bắt đúng điều người viết muốn biểu đạt để chọn hướng sửa phù hợp.
  • C. Cần xác định đúng đối tượng mà người viết muốn hướng đến.
  • D. Cần xác định đúng văn cảnh để sửa cho phù hợp.

Câu 24: Câu sau được hiểu như thế nào: “Thần Núi luôn là người chiến thắng nên sau các cuộc giao tranh, đền đài của ngài cũng có phần bị tổn hại.”

  • A. Thần Núi là người chiến thắng nên đền đài tổn hại nhiều.
  • B. Mặc dù là người chiến thắng sau các cuộc giao tranh song đền đài của Thần Núi cũng có phần bị tổn hại.
  • C. Đền đài của Thần Núi có phần bị tổn hại nên chiến thắng trong các cuộc giao tranh.
  • D. Mặc dù đền đài bị tổn hại song Thần Núi vẫn chiến thắng sau các cuộc giao tranh.

Câu 25: Chỉ ra lỗi logic trong câu sau: “Mặc dù sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Lan lại là một cô gái xinh đẹp và rất giản dị”.

  • A. Các vế trong câu không cùng một trường nghĩa giàu có và giản dị không đi liền với giản dị.
  • B. Sai quan hệ từ “mặc dù… nhưng”.
  • C. Thừa cụm từ xinh đẹp.
  • D. Có sự mâu thuẫn giữa các ý.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác