Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 5 Văn bản 2: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 5 Văn bản 2: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

          TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn trích Tiền bạc và tình ái được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Lão hà tiện.
  • B. Quan tham.
  • C. Chiếc áo khoác.
  • D. Tình yêu và thù hận.

Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích Tiền bạc và tình ái?

  • A. Puskin
  • B. Gô-gôn
  • C. Mô-li-e
  • D. William Shakespeare

Câu 3: Lão hà tiện của Mô-li-e là thể loại kịch nào?

  • A. Bi kịch
  • B. Chính kịch 
  • C. Hài kịch
  • D. Nhạc kịch 

Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích Lão hà tiện là gì?

  • A. Màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện bị mất tráp tiền và cuộc đối thoại giữa hắn và Ba-le-rơ.
  • B. Màn đối thoại giữa Ác-pa-gông và các con của mình.
  • C. Là cảnh tra hỏi tiền và mặc cả của Ác-pa-gông và tên cướp.
  • D. Là màn tra hỏi Ba-le-rơ của viên cảnh sát.

Câu 5: Một số tác phẩm nổi tiếng của Mô-li-e bao gồm có:

  • A. Trường học làm vợ, Tác-tuýp, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng.
  • B. Lão hà tiện, Bức chân dung, Bệnh tưởng, Những linh hồn chết.
  • C. Những điền chủ cổ xưa, Trưởng giả học làm sang, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, Cái mũi, Quan thanh tra, Lão hà tiện.
  • D. Bức chân dung, Tác-tuýp, Bệnh tưởng, Lão hà tiện, Chiếc áo khoác, Góc khuất.

Câu 6: Lão hà tiện được Mô-li-e sáng tác năm nào?

  • A. 1666
  • B. 1667
  • C. 1668
  • D. 1669

Câu 7: Dòng nào sau đây nói không đúng về Mô-li-e?

  • A. Mô-li-e (1622-1673) là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Nga.
  • B. Ông là người có công khi đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.
  • C. Hài kịch của ông có sức công phá lớn cái xấu, cái ác.
  • D. Ông cũng là người sáng tác ra tiếng cười mang tính bi kịch có ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

Câu 8: Tác phẩm nào không phải là sáng tác của Mô-li-e?

  • A. Lão hà tiện.
  • B. Trưởng giả học làm sang.
  • C. Chiếc áo khoác.
  • D. Tác-tuýp.

Câu 9: Đoạn trích “Tiền bạc và tình ái” thuộc hồi mấy vở kịch Lão hà tiện?

  • A. Hồi IV và V.
  • B. Hồi VI.
  • C. Hồi VII.
  • D. Hồi VIII.

Câu 10: Tình huống kịch nào được coi là bất ngờ?

  • A. Khi Va-le-rơ nói mình và cô chủ đã kí bản đính ước hôn nhân.
  • B. Khi Va-le-rơ nói mình đã đánh cắp tráp tiền của Ác-pa-gông.
  • C. Khi Ác-pa-gông phát hiện thân phận thực sự của Va-le-rơ.
  • D. Khi Va-le-rơ nói kẻ trộm thực sự là lão bếp.

Câu 11: Ác-pa-gông đã ép con gái phải kết hôn với ai?

  • A. Quý ông Ăng-xen-mơ.
  • B. Va-le-rơ.
  • C. Ông bếp.
  • D. Viên cảnh sát.

Câu 12: Vì sao khi xung đột với Ác-pa-gông, Va-le-rơ lại nói mình là “con nhà”?

  • A. Vì hắn thực chất là con của một quan cảnh sát giàu có.
  • B. Vì hắn là con trai của quý ông Ăng-xen-mơ giàu có.
  • C. Vì hắn khoác lác về thân phận của mình để cưới được con gái Ác-pa-gông.
  • D. Vì thực chất hắn chính là đứa con rơi của Ác-pa-gông.

Câu 13: Nếu được phân  tuyến nhân vật trong đoạn trích Tiền bạc và tình ái bạn sẽ chia thành những tuyến nhân vật nào?

  • A. Những người có “tình yêu” mãnh liệt với tiền bạc điển hình là Ác-pa-gông và những người tôn thờ tình yêu như Va-le-rơ, cô chủ.
  • B. Những người đại diện cho sự bóc lột điển hình là Ác-pa-gông và giai cấp bị bóc lột điển hình là Va-le-rơ.
  • C. Người bị mất của và kẻ đi ăn trộm.
  • D. Người đại diện cho bề trên là cha mẹ và những đứa con.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác