Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng… qua văn bản Tiền bạc và tình ái.

- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc, người xem và tiến bộ xã hội.

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Tiền bạc và tình ái để đọc hiểu hài kịch và thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Mô-li-e: (1622 - 1673).

- Ông là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

- Với tiếng cười nhiều cung bậc, từ trào lộng vui nhộn đến chế nhạo, đả kích sâu cay, hài kịch của ông có sức công phá lớn cái xấu, cái ác.

- Mô-li-e cũng là người sáng tạo ra tiếng cười có tính bi kịch, mang ý nghĩa XH sâu sắc.

b. Tác phẩm nổi tiếng

- Tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Trường học làm vợ, Tác-tuýp, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng...

2. Tác phẩm

- Đoạn trích Tiền bạc và tình ái trích từ vở kịch Lão hà tiện.

- Đoạn trích Tiền bạc và tình ái nằm ở một số lớp cuối của vở hài kịch, hành động kịch xoay quanh cảnh mất tiền, tra hỏi và mặc cả tiền – tình.

II. NHẬN BIẾT VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỢC MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA HÀI KỊCH NHƯ: NGÔN NGỮ, XUNG ĐỘT, HÀNH ĐỘNG, NHÂN VẬT, KẾT CẤU, TÌNH HUỐNG, THỦ PHÁP TRÀO PHÚNG TRONG HÀI KỊCH.

  • Các sự kiện chính và các hành động của nhân vật:

+ Ác-pa-gông mất tráp tiền, thống thiết than khóc, đòi tra khảo tất cả mọi người.

+ Bị vu oan là thủ phạm, Va-le-rơ không rõ nguồn cơn, bị Ác-pa-gông tra hỏi.

+ Ác-pa-gông lục vấn về tiền bạc, Va-le-rơ trình bày về tình yêu.

  • Tình huống hài kịch: sự hiểu lầm của hai người say mê hai đối tượng khác nhau.

- Trình tự tăng cấp của cảm xúc: Hốt hoảng -> Chới với, mất phương hướng -> Đau xót -> tuyệt vọng -> mất trí.

- Xung đột trong màn kịch này thuộc về xung đột tính cách: giữa sự “lệch chuẩn đạo đức” đam mê thấp kém với chuẩn mực đạo lí thông thường. Phán xử của Mô-li-e hoàn toàn nghiêng về bên thứ hai.

III. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHẬN THỨC, GIÁO DỤC VÀ THẨM MĨ CỦA TÁC PHẨM, CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, TRIẾT LÍ NHÂN SINH TỪ VĂN BẢN

- Hiểu nhầm (ông nói gà, bà nói vịt):

  • Va-le-rơ – Tất cả mọi nỗi ước ao của cháu, chỉ là được thấy mặt cho hả lòng, và không hề có ý nghĩ tội lỗi nào đến làm vẩn đục mối tình mà đôi mắt đẹp của nàng đã gieo vào lòng cháu.

  • Ác-pa-gông (nói riêng) – Đôi mắt đẹp của nàng tráp của ta! Nó nói đến cái tráp của ta, mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vây.

- Sử dụng từ ngữ đa nghĩa: Ác-pa-gông sử dụng các từ ngữ như “máu mủ ruột rà”, “kho vàng”, “của báu”, “mó máy”,… Những từ này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, gây sự nhầm lẫn và hiểu sau ý giữa Ác-pa-gôn và Va-le-rơ.

- Nói mỉa: “Nó nói đến cái tráp của ta mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy”.

- Tăng cấp: Mức độ hiểu lầm càng ngày càng gia tăng: nghi cắp tiền=> tên kẻ cắp thừa nhận => Tên kẻ cắp khăng khăng đòi giữ “của báu” => tên kẻ cắp lăn xả, bám riết => tên kẻ cắp đồng lõa với u già.

IV. LIÊN HỆ, VẬN DỤNG

- Yếu tố bất ngờ: “chàng rể” Ăng-xen-mơ giàu có lại là cha ruột của anh em Va-le-rơ, Ma-ri-an.

  • Hóa giải xung đột: Nhờ sự xuất hiện của Ăng-xen-mơ, xung đột giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác đã được hòa giải. Ác-pa-gông đã thu lại được tráp tiền, đám cưới của đôi trẻ cũng được diễn ra.

  • Tranh luận

+ Bằng lòng: Kết thúc hòa cả làng, tất cả đều vui vẻ vì đạt được mong muốn, lợi ích của mình, gia đình từ nay được sống trong hòa khí, khắc phục được sự “lệch chuẩn đạo đức”.

+ Không bằng lòng: Việc đánh giá cách kết thúc của Mô-li-e đòi hỏi người đọc phải liên hệ với thực tế cuộc sống, nhận định tính chân thực và tính khả thi của giải pháp mà tác giả đề xuất.

V. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Phê phán thói keo kiệt, coi tiền là trên hết của nhân vật Ác-pa-gông cùng những lệch chuẩn đạo đức của lão.

2. Nghệ thuật

+ Sử dụng kết hợp thủ pháp trào phúng độc thoại,…

+ Sử dụng ngôn ngữ tăng cường để làm nổi bật tính trào phúng của vở kịch. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e), Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác