Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài Yêu và đồng cảm
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Bài 3 nghệ thuật thuyết phục trông văn nghị luận - bộ sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phong Tử Khải là nhà văn nước nào?
- A. Việt Nam.
- B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
- C. Ấn Độ.
Câu 2: Văn bản Yêu và đồng cảm được trích từ chương mấy của cuốn sách Sống vốn đơn thuần ?
- A. 3
- B. 4
C. 5
- D. 6
Câu 3: Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
- A. Tác giả phục chú bé không chỉ vì sự chăm chỉ mà còn cảm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé.
- B. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ vì chú thấy đồng cảm với chúng, hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật và xếp chúng về đúng vị trí của mình.
- C. Luôn duy trì được trạng thái hồn nhiên khi nhìn đời bằng tấm lòng đồng cảm.
D. Cả A và B.
Câu 4: Vấn đề quan trọng trong các sáng tác của Phong Tử Khải là gì?
- A. Vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính
- B. Thơ mang đậm ý vị Thiền, khao khát giao hòa giữa con người và thế giới
- C. Cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ
D. Đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật
Câu 5: Đâu KHÔNG phải là điểm tương đồng giữa người nghệ sĩ và trẻ em mà tác giả đã phát hiện ra?
A. Cả trẻ em và người nghệ sĩ đều có cái nhìn không vụ lợi về mọi đối tượng
- B. Luôn thích khám phá những cái mới mẻ để thỏa trí tò mò,
- C. Luôn duy trì được trạng thái hồn nhiên khi nhìn đời bằng tấm lòng đồng cảm.
- D. Luôn phát hiện ra những điều thú vị của thế giới ở chỗ bao người nhìn không thấy
Câu 6: Sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ vì?
- A. Nếu không có tấm lòng bao la, không đồng điệu đồng cảm, cùng buồn, cùng vui, cùng khóc với đối tượng miêu tả, chỉ chăm chăm vào kĩ thuật thì chắc chắn tác phẩm của họ không thể chạm đến trái tim của người khác.
- B. Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
- C. Sự đồng cảm mang đến cho người nghệ sĩ nguồn cảm hứng, sức mạnh tinh thần phong phú để tạo nên những tác phẩm giá trị.
D. Cả A và C
Câu 7: Tại sao tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và trẻ thơ?
A. Vì trẻ em chính là người đã giúp người nghệ sĩ nhận ra cách nhìn đời, ứng xử với thế giới và nghệ thuật.
- B. Vì trẻ em là búp trên cành, mong manh, nhỏ bé cần được nâng niu chăm sóc và cần sự yêu thương.
- C. Vì trẻ em nhìn nhận thế giới một cách thơ ngây, nhìn nhận cuộc sống phiến diện, một chiều.
- D. Vì trong thế giới của trẻ em mọi thứ đều lung linh, huyền ảo, luôn mơ về thế giới cổ tích với những gì trong sáng nhất.
Câu 8: Văn bản yêu và đồng cảm thuộc thể loại nào?
A. Tản văn.
- B. Hồi ký.
- C. Tiểu thuyết.
- D. Nghị luận.
Câu 10: Tác phẩm được trích trong tập nào?
- A. Văn chiêu hồn.
- B. Đau thương.
C. Sống vốn đơn thuần.
- D. Bỗng ngày mai.
Câu 11: Đâu là lí do tác giả nhắc đến tuổi thơ?
- A. Tác giả là một nhà văn, họa sĩ, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, những sáng tác của ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.
- B. Ông ngưỡng mộ, đề cao tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc.
- C. Ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.
D. Tất cả lí do trên.
Câu 12: Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm.
- A. Ngôn từ mộc mạc, gần gũi.
- B. Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic.
- C. Văn phong tự nhiên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Giá trị nội dung của văn bản là
A. Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cản của trẻ em.
- B. Thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày.
- C. Sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Bố cục tác phẩm chia làm bao nhiêu phần
- A. 2 phần.
- B. 3 phần.
C. 4 phần.
- D. Không chia được.
Câu 15: Câu chuyện mở đầu bài viết gây ấn tượng gì với người đọc?
- A. Cảm thấy hứng thú, tò mò về nội dung bài viết.
- B. Gợi lên chủ đề và sự đồng cảm nơi người đọc.
- C. Tạo cách mở đầu hấp dẫn và thu hút người đọc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Tác giả cảm phục chú bé vì điều gì?
- A. Sự chăm chỉ, chịu khó.
- B. Sự ngăn nắp. gọn gàng.
C. Vì lòng đồng cảm của chú bé đối với đồ vật, sự vật quanh mình.
- D. Vì tất cả những điều trên.
Câu 17: Trong sáng tác nghệ thuật, sự đồng cảm được thể hiện như thế nào?
- A. Người nghệ sĩnh phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
- B. Về cách nhìn sự vật, nhìn mọi vật dưới góc nhìn của thế giới Mĩ, vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình.
- C. Đặt mình vào chính đối tượng, cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc để có lòng đồng cảm, đồng điệu chúng trong sáng tạo nghệ thuật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Theo tác giả, người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
- A. Sự đồng cảm với mọi vật, ngay cả những thứ nhỏ nhất hay vô tri vô giác.
- B. Nhìn thế giới với sự hồn nhiên, trong sáng.
- C. Thường để ý đến những việc ít được người khác chú ý và khám phá ra những điều thú vị.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: " Lòng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ", đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 20: Tác giả đã phát hiện ra điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ?
- A. Đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa.
- B. Đều có tấm lòng đồng cảm với mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật.
C. Cả hai đáp án đều đúng.
- D. Cả hai đáp án đều sai.
Xem toàn bộ: Soạn bài Yêu và đồng cảm
Bình luận