Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 3 Yêu và đồng cảm (P2)
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 3 Yêu và đồng cảm Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Văn bản yêu và đồng cảm của tác giả nào?
- A. Hoàng Đức Lương
B. Phong Tử Khải
- C. Thi Nại Am
- D. Nguyễn Dữ
Câu 2: Yêu và đồng cảm trích từ cuốn sách nào?
A. Sống vốn đơn thuần
- B. Yêu và đồng cảm
- C. Bút ký Duyên đường
- D. Tập tranh hộ sinh
Câu 3: Văn bản " Yêu và đồng cảm" được trích từ chương nào của cuốn sách " Sống vốn đơn thuần"?
- A. Chương 4
B. Chương 5
- C. Chương 6
- D. Chương 7
Câu 4: Văn bản Yêu và đồng cảm thuộc thể loại nào?
- A. Truyền kì
- B. Truyền thuyết
C. Tản văn
- D. Truyện thơ
Câu 5: Phần 1 của văn bản yêu và đồng cảm có nội dung chính là:
- A. Nêu và giải thích cách nhìn riêng của người họa sĩ với mọi sự vật trong thế giới.
- B. Khẳng định sự cần thiết của việc học theo trẻ em để nuôi dưỡng lòng đồng cảm.
C. Kể lại một hành động của chú bé khiến tác giả nhận ra ý nghĩa lớn lao, đích thực của sự đồng cảm.
- D. Mở rộng cách hiểu về lòng đồng cảm.
Câu 6: Văn bản Yêu và đồng cảm mở đầu bằng câu chuyện gì?
- A. Một chú bé bỏ nhà đi.
- B. Một chú bé học vẽ.
C. Một chú bé xếp đồ giúp tác giả.
- D. Một chú bé học hát.
Câu 7: Văn bản yêu và đồng cảm khẳng định giá trị đích thực của nghệ thuật là?
A. Tình yêu thương và sự đồng cảm với muôn loài.
- B. Tình yêu thương và sự đồng cảm với hội họa.
- C. Tình yêu thương và sự đồng cảm với con người.
- D. Tình yêu thương và sự đồng cảm với con vật.
Câu 8: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Yêu và đồng cảm?
- A. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
- B. Cách dẫn truyện tự nhiên, khoan hậu, nhân từ mà sâu sắc.
C. Xây dựng hình ảnh thơ tự nhiên, chân thực.
- D. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
Câu 9: Văn bản yêu và đồng cảm so sánh người nghệ sĩ với đối tượng nào?
- A. Phụ nữ.
- B. Người già.
C. Trẻ em.
- D. Thanh niên.
Câu 10: Nội dung đoạn 6 của văn bản Yêu và đồng cảm là gì?
- A. Nêu và giải thích cách nhìn riêng của người họa sĩ với mọi sự vật trong thế giới
B. Khẳng định sự cần thiết của việc học theo trẻ em để nuôi dưỡng lòng đồng cảm.
- C. Kể lại một hành động của chú bé khiến tác giả nhận ra ý nghĩa lớn lao, đích thực của sự đồng cảm.
- D. Mở rộng cách hiểu về lòng đồng cảm.
Câu 11: Đâu không phải là hành động của cậu bé trong đoạn đầu văn bản Yêu và đồng cảm
- A. Lật lại chiếc đồng hồ úp mặt.
B. Gấp lại bộ quần áo ngay ngắn.
- C. Đảo lại đôi giày ngược.
- D. Chuyển chén trà lên trước vòi ấm.
Câu 12: Trong văn bản Yêu và đồng cảm, tại sao cậu bé lại giúp tác giả đảo lại đôi giày?
- A. Vì cậu bé muốn mọi sự vật trở nên ngăn nắp.
- B. Vì tác giả nhờ cậu bé sắp xếp lại căn phòng.
- C. Vì cậu bé sợ tác giả buồn.
D. Vì cậu bé muốn đôi giày có thể nói chuyện cùng nhau.
Câu 13: Trong câu chuyện mở đầu văn bản Yêu và đồng cảm, chú bé đã sắp xếp lại những đồ vật có trong phòng người họa sĩ, vì sao?
- A. Vì chú là một em bé chăm chỉ.
B. Vì chú thấy đồng cảm với đồ vật.
- C. Vì chú được người họa sĩ nhờ.
- D. Vì chú được trả công cho công việc này.
Câu 14: Theo văn bản Yêu và đồng cảm, người họa sĩ quan tâm đến điều gì của cây?
- A. Tính chất và trạng thái của gốc cây.
- B. Sức sống của cây.
- C. Chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
D. Dáng vẻ của cây.
Câu 15: Qua cái nhìn của người họa sĩ với gốc cây, ta thấy thế giới của người nghệ sĩ có gì đặc biệt?
- A. Tài hoa, hào hiệp, khẳng khái.
B. Giao hòa, đồng cảm, chia sẻ với nhau giữa mọi đối tượng.
- C. Kĩ lưỡng, chắ t lọc trong cách quan sát đối tượng.
- D. Ngất ngưởng, kinh bạc đối với các đối tượng.
Câu 16: Trong văn bản Yêu và đồng cảm, tác giả nêu lên những lí do nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật?
Chọn đáp án không đúng:
- A. Tấm lòng của họa sĩ thường đồng điệu... cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả.
- B. Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ... sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy.
- C. Nếu không có tấm lòng đồng cảm... không thể trở thành họa sĩ thực sự được... cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.
D. Lòng đồng cảm của nghệ sĩ không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi.
Câu 17: Theo văn bản " Yêu và đồng cảm", tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ?
Chọn đáp án không đúng:
- A. Phát hiện ra được những điều thú vị của thế giới ngay ở chỗ bao người đã nhìn mà không thấy.
- B. Có cái nhìn không vụ lợi về mọi đối tượng ( không quan tâm đến " giá trị thực tiễn" của chúng).
C. Thông minh, không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp lực của cuộc sôngs.
- D. Luôn duy trì được trạng thái " hồn nhiên" khi nhìn đời bằng " tấm lòng đồng cảm bao la".
Câu 18: Điền vào chỗ trống để được một câu văn đúng trong văn bản Yêu và đồng cảm:
Bởi vậy, bản chất của... là...
A. trẻ thơ/ nghệ thuật
- B. cuộc đời/ nghệ thuật.
- C. văn chương/ nghệ thuật.
- D. vạn vật/ nghệ thuật.
Câu 19: Theo văn bản Yêu và đồng cảm, người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em điều gì?
- A. Sự vô tư, không tính toán thiệt hơn.
B. Sự hồn nhiên, chân thành, lòng đồng cảm với mọi vật.
- C. Tình yêu động vật.
- D. Tấm lòng nhân hậu, yêu thương muôn loài.
Câu 20: Từ " dư dật" trong câu văn sau được hiểu là?
Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên họa sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.
A. Giàu có, tràn đầy.
- B. Dư thừa.
- C. Ít thay đổi, lặp đi lặp lại.
- D. Cùng có chung cảm xúc, suy nghĩ.
Xem toàn bộ: Soạn bài Yêu và đồng cảm
Bình luận