Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 6 Tây Tiến (P2)
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 6 Tây Tiến - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1:Nhan đề đầu tiên củabài thơ Tây Tiếnlà:
- A. Đoàn quân Tây Tiến
- B. Nhớ Tây Tiến
- C. Đại đội Tây Tiến
- D. Binh đoàn Tây Tiến
Câu 2: Đâu không phải là thông tin liên quan đến nhà thơ Quang Dũng:
- A. Quang Dũng (1921 – 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê Đan Phượng, Hà Tây.
- B. Quang Dũng sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh kể cả trong hoàn cảnh ngục tù.
- C. Ngoài sáng tác thơ, Quang Dũng còn viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc – ông là một nghệ sĩ đa tài.
- D. Quang Dũng trước hết là một nhà thơ có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
Câu 3: Thông tin đầy đủ và chính xác về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến:
- A. Bài thơ được sáng tác sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ. Cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết nên bài thơ này.
- B. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 10 - 1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Bài thơ ra đời nhân sự kiện lịch sử đó.
- C. Bài thơ sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954.
- D. Bài thơ viết năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt trên con đường chiến lược Trường Sơn.
Câu 4:Xuyên suốt bài thơ Tây Tiến là bàng bạc nỗi nhớ: nhớ đồng đội, nhớ đồng bào, nhớ về những kỉ niệm... có bao nhiêu từ "nhớ" trong bài thơ này?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 5:Địa danh Phù Lưu Chanh gợi cho anh (chị) điều gì?
- A. Nơi dừng chân của đoàn binh Tây Tiến
- B. Nơi tác giả nhớ về đơn vị cũ và sáng tác bài thơTây Tiến
- C. Nơi các chàng trai Tây Tiến có những đêm liên hoan giao lưu cùng với đồng bào Tây Bắc.
- D. Nơi các chàng trai Tây Tiến nhớ mãi về một thời gian khổ nhưng hào hùng
Câu 6: Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào sau đây:
- A. 1946
- B. 1947
- C. 1948
- D. 1949
Câu 7: Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là:
- A. Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
- B. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ quốc.
- C. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.
- D. Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 8: Lời giới thiệu nào sau đây về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất:
- A. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh trí thức.
- B. Lính Tây Tiến là nông dân từ khắp mọi miền.
- C. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
- D. Lính Tây Tiến là thanh niên Việt Nam và một bộ phận thanh niên Thượng Lào.
Câu 9: Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ "Tây Tiến" là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về hình ảnh nào sau đây:
- A. Rừng núi Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình với những cuộc hành quân gian khổ của lính Tây Tiến.
- B. Cảnh và người Tây Bắc.
- C. Chân dung người lính Tây Tiến.
- D. Cảnh và người Tây Bắc, đoàn quân Tây Tiến với những cuộc hành quân gian khổ, những kỉ niệm kháng chiến, những mất mát hi sinh.
Câu 10: Cảm hứng chung của bài thơ "Tây Tiến" là:
- A. Bi thương
- B. Hào hùng
- C. Bi hùng
- D. Tự hào
Câu 11: Bút pháp tiêu biểu của bài thơ "Tây Tiến" là:
- A. Hiện thực.
- B. Lãng mạn.
- C. Trào phúng
- D. Ước lệ
Câu 12. Dòng nào sau đây khái quát được nội dung của câu thơ:"Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!"
- A. Một câu thơ, gọi về hai nỗi nhớ: nhớ thiên nhiên (sông Mã), nhớ con người (Tây Tiến) - câu thơ thứ nhất vì thế trở thành điểm xuất phát cho mạch cảm xúc lan tỏa khắp bài thơ.
- B. Câu thơ thể hiện nỗi nhớ của Quang Dũng về dòng sông Mã - dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào , chảy qua một vùng rộng lớn mênh mông của núi rừng Tây Bắc.
- C. Nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến cất lên thành lời gọi thiết tha, sâu lắng trong câu thơ thứ nhất. Nhà thơ gọi tên đoàn quân Tây Tiến – đoàn quân gắn bó với Quang Dũng suốt gần hai năm ông sống và chiến đấu nơi biên cương xa xôi của Tổ quốc.
- D. Câu thơ là ký ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh những người chiến sỹ Tây Tiến trên bước đường hành quân gian khổ mà hào hùng.
Câu 13: Trong khổ thơ miêu tả bức tranh về cảnh rừng Tây Bắc
"Dốc lèn khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
tác giả đã khai thác hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật nào sau đây để tả cảnh:
- A. Từ láy, điệp từ, hình ảnh đối lập, thanh điệu (bằng trắc), nhân hóa.
- B. Ẩn dụ, liệt kê, điệp từ ngữ, dùng từ chỉ địa danh.
- C. Hoán dụ, đối lập tương phản, so sánh, thanh bằng trắc.
- D. Dùng đại từ phiếm chỉ "ai", dùng từ láy, điệp cấu trúc, thủ pháp tăng tiến.
Câu 14. Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội trong các câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu [...] ngàn thước xuống
không gợi lên từ:
- A. Các từ láy giàu tính tạo hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút", điệp từ "dốc", nghệ thuật điệp "Dốc lên ... dốc lên" gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.
- B. Hình ảnh "súng ngửi trời" thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong đó.
- C. Nhịp thơ bẻ đôi "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.
- D. Hình ảnh nhân hóa: "cọp trêu người", "thác gầm thét" gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: "chiều chiều", "đêm đêm" cho ta hiểu những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.
Câu 15:Hình ảnh núi rừng Tây Bắc ở đoạn đầu bài thơ "Tây Tiến" có ý nghĩa:
- A. Như một bức tranh giới thiệu cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
- B. Giới thiệu môi trường hoạt động đầy gian nan, hiểm trở của đoàn quân Tây Tiến.
- C. Dựng lên cảnh núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, hoang dã đồng thời gợi sự hình dung về những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
- D. Tạo phông nền để làm nổi bật hơn hình ảnh người lính Tây Tiến.
Xem toàn bộ: Soạn bài Tây Tiến
Bình luận